Khuyến khích nhà ở thương mại giá thấp
Phát biểu tại hội thảo, ông Ninh cho biết trong Nghị quyết 84, Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, ban hành nghị quyết phát triển nhà ở thương mại giá thấp.
“Hiện nay, thị trường bất động sản phát triển chưa cân đối, dư thừa sản phẩm cao cấp và thiếu hụt các sản phẩm nhà ở vừa túi tiền. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết khuyến khích nhà ở thương mại giá thấp”, ông Ninh cho biết.
Cụ thể, việc điều hành vẫn tuân thủ theo cơ chế thị trường nhưng nếu doanh nghiệp tham gia vào phân khúc nhà giá thấp thì sẽ được hưởng nhiều cơ chế ưu đãi hơn để khuyến khích.
Chẳng hạn như doanh nghiệp làm nhà thương mại có diện tích dưới 70m2 và giá dưới 20 triệu đồng/m2 sẽ có ưu đãi. Bộ xây dựng dự kiến sẽ có dự thảo nghị quyết để trình chính phủ trong quý 3/2020.
Phía cơ quan quản lý kỳ vọng, nghị quyết này ra đời sẽ giúp thị thị trường phát triển cân bằng hơn, đặc biệt với phân khúc nhà giá thấp.
Tham gia vào phân khúc nhà giá thấp, doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều cơ chế ưu đãi hơn để khuyến khích.
Ngoài nhà thương mại giá thấp, Bộ Xây dựng, Chính phủ cũng đang sửa đổi, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đầu tư phân khúc nhà ở xã hội.
“Để tháo gỡ cho nhà ở xã hội sau khi gói 30.000 tỉ đồng kết thúc, Bộ Xây dựng đã nhiều lần kiến nghị cấp bù lãi suất cho bốn ngân hàng thương mại do ngân hàng nhà nước chỉ định”, ông Ninh cho biết.
Ông Ninh cho biết thêm, hiện nay đã có gói tín dụng 2.000 tỉ đồng. Đây là khoản nhà nước cấp bù lãi suất, từ đây các ngân hàng thương mại sẽ huy động thêm trên dưới 60.000 tỉ đồng. Những dự án nhà ở xã hội đang triển khai mà vướng mắc về vốn sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước để có giải pháp hỗ trợ.
“Như vậy không chỉ năm 2020, trong 3-4 năm tới, phân khúc nhà ở xã hội sẽ khởi sắc”, ông Ninh cho hay.
Tại hội thảo Cục trưởng Cục phát triển nhà và Thị trường bất động sản cũng đề cập đến việc rà soát hợp đồng mẫu khi kinh doanh condotel, officetel.
“Trách nhiệm như như thế nào phải làm rõ trong hợp đồng. Nhà nước chỉ quản lý chung còn việc thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người mua lợi nhuận cam kết 12-15% nếu đã thỏa thuận thì phải chịu trách nhiệm. Nếu không thì phải xử theo quan hệ dân sự, không có chuyện đổ bể lại chuyển quả bóng đó cho nhà nước”, ông Ninh khẳng định.
Thị trường nghẽn vì quy định chồng chéo
Theo ông Ninh, trong quý 1 vừa qua, nguồn cung bất động sản sụt giảm không chỉ do Covid-19 mà còn do những vướng mắc về thể chế, chồng chéo trong các quy định pháp luật.
Còn theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM, kể từ sau đợt khủng hoảng năm 2013, thị trường bất động sản đã dần phục hồi và đạt đỉnh cao vào năm 2017.
Tuy nhiên, tới 2018, thị trường bắt đầu khó khăn rõ rệt và trầm trọng hơn vào năm 2019. Đến đầu năm 2020, tưởng chừng thị trường có thể vượt qua khủng hoảng thì đại dịch Covid-19 lại làm trầm trọng thêm các khó khăn.
Về giá cả, do cung giảm và nhu cầu cũng giảm nên giá không có biến động nhiều. Số lượng giao dịch cũng giảm do cầu giảm. Từ những khó khăn trên, hoạt động của các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh lại, sàng lọc lại cho phù hợp.
Ông Ninh cho biết, trước thực trạng trên, giai đoạn 2020 rất nhiều chủ trương chính sách đã được ban hành, giải pháp quan trọng nhất là tháo gỡ thể chế. Điển hình như những điểm nghẽn của thị trường về đất công xen kẹt đã được đề xuất sửa đổi trong các dự thảo nghị định hướng dẫn sửa đổi Luật đất đai.
Về chính sách nhà ở xã hội, Nghị định 100 sau bốn năm triển khai thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập và đang được sửa đổi. Chính sách phát triển nhà ở xã hội hiện đang có nhiều vướng mắc, nhất là quỹ đất 20% cho nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại hiện nay còn thiếu. Các quy định lựa chọn đầu tư nhà ở xã hội cũng chưa được rõ; ưu đãi đối với nhà đầu tư về lợi nhuận định mức, quản lý nguồn vốn ưu đãi cũng chưa được quy định rõ trách nhiệm.
-
Nhà giá rẻ đã hiếm, nay càng khó tìm hơn
Số lượng dự án căn hộ giá bình dân dưới 2 tỉ đồng/căn ngày càng khan hiếm dù nhu cầu của người dân là rất lớn.
-
2025 sẽ là năm của khách thuê văn phòng Hà Nội?
Thị trường Hà Nội đã đạt sự đa dạng và phân hóa về vị trí các khu hành chính/văn phòng. Chính bởi vậy, khách thuê có nhiều sự lựa chọn hơn, và các lựa chọn của khách thuê sẽ không bị gói gọn giới hạn tại một khu vực nữa. Điều này đồng nghĩa với việc ...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.
-
Hà Nội giao hàng hàng loạt khu đất chuẩn bị đấu giá
UBND TP. Hà Nội vừa quyết định giao hàng loạt khu đất để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại các địa phương.