Ngày 5/9, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 43, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN) và một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Indonesia.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp doanh nghiệp Indonesia. Ảnh: VGP
Nhấn mạnh về tiềm năng hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, đại diện các doanh nghiệp Indonesia đã báo cáo với người đứng đầu Chính phủ Việt Nam về tình hình hoạt động cũng như các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn; nêu các đề xuất, kiến nghị.
Theo đó, các doanh nghiệp Indonesia mong muốn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực tài chính - ngân hàng; chuyển đổi xanh, trong đó có chuyển đổi năng lượng như năng lượng tái tạo, xe điện; đầu tư công nghiệp khai khoáng; đầu tư bất động sản, trong đó có phát triển nhà ở xã hội; liên kết trong sản xuất nông nghiệp…
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam đang gặp tình trạng mất cân bằng cung cầu. Nguồn cung nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp thiếu. Vì vậy, Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp Indonesia đầu tư phát triển nhà ở cho người thu nhập trung bình, thấp với tinh thần cùng hợp tác để “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Việt Nam cũng đẩy mạnh thu hút, khuyến khích dự án công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, hạ tầng chiến lược, phát triển bền vững. Các dự án tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị, cung ứng và các dự án phát triển hạ tầng cũng được khuyến khích.
Lãnh đạo Chính phủ khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Indonesia đầu tư lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Những lĩnh vực này còn rất nhiều dư địa để hai bên hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, nhất là phát triển tài chính thông minh.
Đồng thời, Việt Nam hướng tới phát thải ròng bằng 0 năm 2050, trong đó khuyến khích phát triển hệ sinh thái xe điện. Vì vậy, Thủ tướng đề nghị hai bên hợp tác khai thác khoáng sản phục vụ sản xuất pin xe điện cũng như bán tín chỉ carbon.
Về nông nghiệp, Thủ tướng cho rằng hai nước cần có hiệp định về cung cấp gạo, cao su để hợp tác ổn định, chủ động nguồn cung, sản phẩm... với giá cả theo thị trường trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Hiện Indonesia đang là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Indonesia trong khu vực. Kim ngạch thương mại 2 chiều năm 2022 đạt 14,1 tỷ USD (trong đó xuất khẩu từ Indonesia sang Việt Nam tăng 26,8%; xuất khẩu từ Việt Nam sang Indonesia tăng 15,7%).
Tính lũy kế đến 20/6, Indonesia có 113 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư là 645,8 triệu USD, đứng thứ 29/143 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN. Nhiều tập đoàn lớn của Indonesia đang kinh doanh và đầu tư thành công tại Việt Nam như Ciputra, Traveloka, Gojek...
-
Việt Nam muốn đẩy nhanh việc bán điện tái tạo sang Singapore
Nhiều địa phương tại Việt Nam hiện nay đang quan tâm tới khả năng xuất khẩu điện tái tạo sang Singapore.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ xây 17 dự án nhà ở xã hội quy mô 12.150 căn
Trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ xây dựng 17 dự án nhà ở xã hội với quy mô 12.150 căn. Giai đoạn 2025 – 2030 sẽ xây dựng thêm 17 dự án nhà ở xã hội khác để đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho người lao động thu nhập thấp trên địa bàn.
-
145.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội không tính vào room tín dụng
Ngân hàng Nhà nước vừa chỉ đạo 9 ngân hàng triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội với hạn mức 145.000 tỷ, không tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm và áp dụng đến năm 2030.
-
Xác nhận thu nhập cho lao động tự do muốn mua nhà ở xã hội thế nào?
Tôi là lao động tự do nên không có hợp đồng lao động. Khi tôi ra xã xác nhận điều kiện về thu nhập để đăng ký mua nhà ở xã hội thì xã không xác nhận với lý do, không có cơ sở để chứng minh thu nhập của tôi....
-
Nhà ở xã hội đã có Giấy chứng nhận nhưng chưa đủ 5 năm thì có được bán cho người khác?
Xin hỏi, mua nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm, có Giấy chứng nhận thì có được bán cho người khác? Có phải nộp tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội sau thời hạn 5 năm?