Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 17 về kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore diễn ra ngày 27/8, tại Hà Nội. Hội nghị do Bộ trưởng KH&ĐT Việt Nam cùng Bộ trưởng Thứ hai Bộ Công nghiệp và Thương mại kiêm Bộ trưởng Nhân lực Singapore, ông Tan See Leng.
Việt Nam muốn bán điện tái tạo sang Singapore
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, lĩnh vực năng lượng là trụ cột hợp tác mới rất quan trọng được bổ sung trong Hiệp định khung kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore với nhiều tiềm năng hợp tác.
“Tại Hội nghị lần thứ 16, hai bên đã trao đổi sơ bộ về khả năng hợp tác về năng lượng tái tạo để có thể bán điện sang Singapore từ các dự án đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Hiện nay, nhiều địa phương tại Việt Nam đã bày tỏ quan tâm tới khả năng xuất khẩu năng lượng tái tạo sang Singapore”, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT chia sẻ.
Để có thể triển khai việc này, Bộ KH&ĐT cho biết sẽ báo cáo Chính phủ thành lập Tổ công tác để rà soát, hoàn thiện các quy định về pháp lý về việc xuất khẩu năng lượng tái tạo sang Singapore, đảm bảo phù hợp với các quy định liên quan (Luật Điện lực, Luật Biển Việt Nam, Quy hoạch điện 8).
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cũng cho biết, hiện Chính phủ hai nước Việt Nam và Singapore đã phê duyệt việc nâng cấp Hiệp định khung Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore nhằm ứng phó tốt hơn với những thách thức và tận dụng tốt hơn các cơ hội từ những thay đổi của khu vực và thế giới trong thời gian qua.
Theo đó, Hiệp định khung sau khi nâng cấp sẽ gồm 5 trụ cột bao gồm: Kết nối năng lượng; Phát triển bền vững; Cơ sở hạ tầng; Kỹ thuật số và Đổi mới sáng tạo và Kết nối (cho các lĩnh vực như Giáo dục, Tài chính, Công nghệ thông tin và Viễn thông, Du lịch, Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ, Giao thông vận tải).
Đây là 5 lĩnh vực trong khuôn khổ Hiệp định khung kết nối hai kinh tế được nâng cấp sẽ được ký kết nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long từ ngày 27-28/9.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính hết 7 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Singapore ước đạt 5,2 tỷ USD, Singapore là bạn hàng thứ 2 của Việt Nam trong khối ASEAN. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2021.
Hiện Singapore là một trong những nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam với gần 3.274 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 73,5 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam sang Singapore đạt 690 triệu USD với 153 dự án, đưa Singapore trở thành quốc gia lớn thứ 10 trong số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) chính là biểu tượng của sự hợp tác kinh tế giữa hai nước, với trên 7.000 ha đất, thu hút khoảng 18 tỷ USD vốn đầu tư và tạo việc làm cho hơn 312.000 lao động.
-
Doanh nghiệp bất động sản bẻ lái sang năng lượng tái tạo, tiền bán điện “ăn đứt” tiền bán nhà
Năng lượng tái tạo thời gian gần đây đang được các doanh nghiệp bất động sản lựa chọn để mở rộng danh mục ngành nghề hoạt động của mình.
-
“Ông lớn” năng lượng Mỹ thông tin về dự án nhà máy nhiệt điện 2,1 tỷ USD tại Ninh Thuận
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, đại diện Tập đoàn AES (Mỹ) đã báo cáo về tiến độ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II mà tập đoàn này đang đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận....
-
Doanh nghiệp FDI có hơn 3.000 lao động làm việc tại Việt Nam muốn mở rộng đầu tư vào lĩnh vực điện gió
Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, lãnh đạo Doosan Vina mong muốn Việt Nam tạo điều kiện để công ty tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như tìm kiếm các cơ hội, thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư tron...
-
Các dự án điện lớn trên cả nước đang được triển khai đến đâu?
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Luật Điện lực đã chính thức cho phép Chính phủ quy định cơ chế đặc thù cho điện khí. Không còn lý do để trì hoãn, nếu tiếp tục trì hoãn Bộ Công Thương sẽ kiến nghị lên Chính phủ thu hồi....