19/12/2020 7:30 AM
CafeLand - Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chính sách, định hướng để hỗ trợ tài chính xanh, góp phần thúc đẩy công trình xanh (CTX) tại Việt Nam, nhưng kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Các doanh nghiệp bất động sản chưa chạm được gói tín dụng này.

Ảnh minh hoạ

Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), cho biết hiện mới chỉ có 36 tổ chức tín dụng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường và xã hội với dư nợ khoảng 1 triệu 184 nghìn t đồng, tập trung chủ yếu vào nông nghiệp xanh; còn đối với công trình xanh ngay cả dư nợ đánh giá rủi ro môi trường xã hội (không phải là dư nợ tín dụng) còn khá hạn chế, chiếm tỷ trọng 0,42% tổng dư nợ được cấp tín dụng xanh.

Từ năm 2015 Ngân hàng Nhà nước đã quan tâm đến mảng tín dụng xanh. Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng với mục tiêu hoạt động tín dụng chú trọng bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng, cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người, bảo đảm sự phát triển bền vững.

Cũng trong năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1552 về kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020.

Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 986 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó bổ sung nội dung về tín dụng ngân hàng xanh, lồng ghép các nội dung về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong các chương trình, dự án vay vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng.

Thế nhưng kết quả đạt được vẫn còn hạn chế. Các doanh nghiệp bất động sản chưa chạm đến bất kỳ một gói tín dụng nào, thậm chí trong số ít ỏi các dự án đang được thực hiện đánh giá rủi ro thì số lượng CTX cũng rất nhỏ bé.

Trên thế giới, việc phát triển các CTX, công trình sử dụng năng lượng hiệu quả góp phần vào giảm phát thải khí nhà kính nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho hay, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp phát triển dự án có nhiều thay đổi trong tầm nhìn và định hướng phát triển, hướng tới cung cấp ra thị trường những công trình có nhiều yếu tố xanh và hiệu quả năng lượng.

Các dự án trình diễn của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) về ứng dụng các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu tiêu thụ năng lượng trong công trình mới và công trình cải tạo cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt được từ 25 - 67%/công trình, với chi phí gia tăng từ 0-3% tổng mức đầu tư/công trình và thời gian hoàn vốn tối đa là 5 năm.

Tuy nhiên, ở góc độ doanh nghiệp, ông Trịnh Tùng Bách, Giám đốc Ban R&D Tập đoàn Capital House, chia sẻ trong 16 năm phát triển các dự án bất động sản, doanh nghiệp này chưa tiếp cận được bất kỳ một gói tín dụng nào trong phát triển các dự án xanh từ phân khúc cao cấp cho tới các dự án nhà ở xã hội, mặc dù có tới 8 dự án được chứng nhận Edge, 3 dự án được chứng nhận Lotus, giá bán của các dự án này tốt hơn, thời gian tiêu thụ sản phẩm cũng nhanh hơn so với các dự án xung quanh có cùng điều kiện. Đặc biệt, hiệu quả vận hành của các dự án xanh vô cùng lớn và cư dân được hưởng lợi trong suốt vòng đời dự án.

Như dự án Ecohome 3, được thẩm định và cấp chứng chỉ Edge Final, theo tính toán của chủ đầu tư, mặc dù chi phí phụ trội tăng lên khoảng 1,5% tương đương khoảng 19 tỉ đồng, nhưng quá trình vận hành dự án tiết kiệm được khoảng 1,7 triệu số điện (KW)/năm tương đương 5 t đồng, tiết kiệm khoảng 98.500m3 nước/năm tương đương 700 triệu đồng/năm.

Bà Phạm Thị Thu Hà, Phó Trưởng Phòng Quản lý và phát triển nhà ở xã hội (Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng), cho biết pháp luật hiện chỉ quy định ưu đãi thuế, tài chính và đất đai cho tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng…

Còn đối với chủ đầu tư các dự án bất động sản, chưa có ưu đãi về thuế, đất đai mà chỉ được xem xét hỗ trợ lãi suất nhưng cũng rất khó để tiếp cận. Hiện cũng chưa có hình thức ưu đãi nào về thuế, tài chính hay đất đai cho người mua nhà của các dự án bất động sản sử dụng hiệu quả năng lượng.

KTS. Phạm Thuý Loan, Viện phó Viện Kiến trúc quốc gia, cho rằng Việt Nam còn nhiều việc phải làm ở tất cả các nhóm chính sách, trong đó nên tập trung vào hai chính sách đòn bẩy. Đó là lựa chọn bộ chứng chỉ CTX chính thức và đề xuất lộ trình áp dụng cho các công trình vốn ngân sách.

Chủ đề: Đô thị thông minh
Tâm An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.