Theo Báo cáo Triển vọng Bất động sản Thương mại châu Á Thái Bình Dương 2022 của CATCH '22 được xuất bản bởi công ty bất động sản Cushman & Wakefield, phân khúc văn phòng cho thuê trong khu vực đã chứng tỏ khả năng phục hồi “đáng nể” kể từ khi xuất hiện đại dịch Covid-19.
Khi các doanh nghiệp cũng như ban lãnh đạo của họ đưa ra quyết định dựa trên chiến lược và tầm nhìn, nhu cầu về việc sử dụng văn phòng trong năm tới dự kiến sẽ tăng lên. Theo các chuyên gia của Cushman & Wakefield, những doanh nghiệp có thể tìm kiếm khoảng 7 triệu m2 tổng diện tích văn phòng trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2022. Xa hơn, trong năm 2023, khi đại dịch có thể được kiểm soát, những nhà đầu tư và doanh nghiệp thậm chí còn sử dụng nhiều hơn.
Mặc dù Cushman & Wakefield dự đoán các doanh nghiệp trên khắp châu Á Thái Bình Dương sẽ kết hợp các kế hoạch làm việc linh hoạt, nhưng dường như điều này không ảnh hưởng quá nhiều tới nhu cầu sử dụng văn phòng làm việc. Thị trường văn phòng tại châu Á – Thái Bình Dương khác với khu vực châu Âu và Mỹ, nơi nhân viên hiện ưu tiên làm việc từ xa hơn là tới văn phòng làm việc tập trung, những nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh.
Trong tương lai, các chuyên gia dự đoán sự gia tăng số lượng việc làm cũng như sự chuyển dịch sang tỷ lệ lao động làm việc tại các văn phòng lớn hơn sẽ bù đắp cho tác động của đại dịch cũng như hình thức làm việc tại nhà gây ra cho lĩnh vực văn phòng ở thời điểm hiện tại.
Để có một triển vọng sâu sắc hơn, báo cáo tiết lộ rằng các thành phố lớn nhất của Ấn Độ sẽ chứng kiến sự gia tăng nhu cầu sau khi đưa ra các quyết định kéo dài vào năm ngoái. Bên cạnh đó, hai thị trường lớn ở Đông Nam Á là Singapore và Bangkok cũng đang thể hiện những tiến bộ vượt bậc do nhu cầu tăng trở lại trong nửa cuối năm 2021. Điều này rất có thể sẽ tiếp tục trong năm nay khi có nhiều nhân viên mong muốn được quay trở lại làm việc tập trung.
Các thành phố của Úc sẽ có mức tăng trưởng khiêm tốn hơn vì xu hướng làm việc từ xa sẽ rõ ràng hơn, dẫn đến việc các công ty tăng cường hợp nhất những chi nhánh nhỏ thành cơ sở lớn hơn. Tại Seoul (Hàn Quốc) sẽ có nhu cầu thấp hơn do nguồn cung mới hạn chế, tỷ lệ trống thấp và tăng trưởng vững chắc vào năm 2021. Tương tự là thành phố Tokyo (Nhật Bản), nơi cung chứng kiến nhu cầu đối với việc thuê văn phòng mới tăng thấp trong năm qua. Ngược lại, nhu cầu thuê văn phòng tại Trung Quốc trong năm nay, một trong những thị trường lớn nhất châu Á, dự kiến sẽ giảm so với con số kỷ lục từng được ghi nhận năm 2021.
-
Bất động sản công nghiệp và logistics sẽ ra sao vào năm 2022?
Theo JLL, phân khúc bất động sản logistics chiếm gần một phần tư tổng vốn đầu tư bất động sản thương mại trên toàn cầu trong năm 2021. Nhu cầu đang ở mức cao kỷ lục, với tỷ lệ hấp thụ ròng lên tới 183% tính riêng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.
-
“Ngày tàn” của mô hình kinh tế chia sẻ đã điểm?
Tình hình kinh doanh ảm đạm kéo dài và nộp đơn xin bảo hộ phá sản của những tên tuổi lớn trong ngành bất động sản theo đuổi mô hình kinh tế chia sẻ, như WeWork và Airbnb, dường như đang báo hiệu giai đoạn suy tàn của một mô hình từng được kỳ vọng sẽ ...