Kết quả nghiên cứu của CRIES chỉ ra rằng vì doanh số bán hàng trong nửa đầu năm 2023 không cải thiện nhiều so với cùng kỳ năm trước, cũng như lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc nói riêng và nền kinh tế nói chung chưa được cải thiện nhiều, dẫn tới việc các doanh nghiệp bất động sản cũng “rè rặt” hơn trong việc bổ sung quỹ đất.
Chỉ tính riêng trong tháng 6, doanh số bán bất động sản đã hạ nhiệt mạnh, giảm 29,4% so với cùng kỳ năm trước. Trên cơ sở điều chỉnh theo chu kỳ, mức giảm vẫn lên tới 19%. Điều này khiến các nhà đầu tư càng mất niềm tin vào thị trường bất động sản Trung Quốc, dù trước đó đã chứng kiến sự phục hồi nhẹ trong tháng 4.
Cuộc khảo sát của CRIES được thực hiện dựa trên số liệu từ 100 nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc tính theo doanh số bán hàng và mua đất, đã công bố.
Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tiền mặt của nhiều doanh nghiệp kể từ giữa năm 2021, dẫn đến nhiều công ty bị vỡ nợ và niềm tin của người mua yếu đi, khi triển vọng của nền kinh tế cũng xấu đi.
Trong khi chính quyền các địa phương đã đưa ra hàng trăm biện pháp để hỗ trợ lĩnh vực bất động sản, tâm lý nhà đầu tư vẫn không được cải thiện nhiều. Ngân hàng đầu tư nổi tiếng Goldman Sachs cho biết trong một báo cáo vào tháng trước rằng lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc dự kiến sẽ phải vật lộn với “sự yếu kém” trong nhiều năm tới.
“Kể từ quý II, thị trường bất động sản Trung Quốc dã hạ nhiệt rõ rệt. Tâm lý người mua tương đối yếu và những người tham gia thị trường tiếp tục giảm chi tiêu trong tháng 6. Số lượng đợt mở bán dự án mới cũng giảm”, theo báo cáo của CREIS.
Mặc dù vậy, công ty nghiên cứu dữ liệu thị trường bất động sản này dự kiến tổng doanh số bán hàng của 100 nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trong năm 2023 sẽ tăng nhẹ so với năm trước, chủ yếu vì năm 2022 là một năm “yếu kém” của thị trường bất động sản nước này.
CREIS cho biết tổng doanh thu tính theo giá trị của 100 nhà phát triển hàng đầu chỉ tăng 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái trong 6 tháng đầu năm 2023, đạt mức 3.600 tỷ nhân dân tệ (496,67 tỷ USD).
Trong đó, các nhà phát triển bất động sản thuộc sở hữu của nhà nước hoặc được nhà nước hậu thuẫn là những đơn vị dẫn đầu về tỷ lệ tăng trưởng, trong khi các doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn hơn.
Poly Developments and Holdings là doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Trung Quốc trong nửa đầu năm 2023, tính theo doanh số bán nhà, tiếp theo là China Vanke. Nhà phát triển thuộc sở hữu tư nhân Country Garden xếp thứ 5, trượt dài so với vị trí số 1 năm ngoái.
Quy mô của nhiều nhà phát triển hàng đầu Trung Quốc cũng bị thu hẹp. So với năm 2021, khi cuộc khủng hoảng nợ diễn ra, số công ty có doanh thu trên 100 tỷ nhân dân tệ trong nửa đầu năm nay đã giảm từ 19 xuống còn 7, trong khi những công ty có doanh thu trên 10 tỷ nhân dân tệ giảm từ 132 xuống còn 78.
Các nhà phát triển thuộc sở hữu nhà nước cũng thống trị bảng xếp hạng những công ty bổ sung quỹ đất nhiều nhất trong 6 tháng qua, dẫn đầu là China Resources Land. Tập đoàn bất động sản Hàng Châu Binjiang và Tập đoàn Longfor là những nhà phát triển tư nhân duy nhất nằm trong top 10.
Tổng giá trị các khoản chi để mua và bổ sung quỹ đất của 100 nhà phát triển hàng đầu Trung Quốc trong nửa đầu năm 2023 đã giảm 10,2% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 592 tỷ nhân dân tệ.
-
Các ông lớn bất động sản Trung Quốc tiếp tục nắm giữ quyền lực ngay cả khi các đế chế bên bờ sụp đổ
Hai năm sau khi một cuộc khủng hoảng nổ ra tại các nhà phát triển bất động sản của Trung Quốc, một câu hỏi hóc búa vẫn còn đó: Tại sao các ông trùm bất động sản vẫn sở hữu và điều hành công ty của họ?
-
Các gói kích thích kinh tế của Trung Quốc sẽ tập trung vào lĩnh vực bất động sản
Dữ liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc bất chấp sự phục hồi dự kiến đã khiến các chuyên gia tin rằng Bắc Kinh sẽ phải tăng cường kích thích tài khóa. Một số nhà kinh tế cho rằng lĩnh vực bất động sản có thể được chú trọng.
-
Suy thoái bất động sản Trung Quốc là gốc rễ của bất ổn kinh tế
Chris Beddor, Phó giám đốc nghiên cứu về Trung Quốc tại tổ chức Gavekal Dragonomics, cho biết: “Không phải là cường điệu khi nói rằng bất động sản đang gây nguy hiểm cho toàn bộ quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc”.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.