05/04/2013 7:49 AM
Sau 5 năm, theo kế hoạch, đến thời điểm này ở Đồng Nai đã có một khu đô thị hiện đại có thể so sánh với Phú Mỹ Hưng của TPHCM. Nhưng thực tế, khu đô thị ấy giờ vẫn trên giấy, còn nông dân nhường đất cho dự án thì vẫn phải tạm cư chưa biết ngày nào ổn định.

Khu nhà tạm cư dành cho người dân bị thu hồi đất ở xã Long Hưng (ảnh lớn), Dự án khu đô thị Long Hưng hoành tráng trên bản vẽ đã nhiều năm nay (ảnh nhỏ).

Năm 2008, Khu kinh tế mở Long Hưng (xã Long Hưng, TP Biên Hòa, Đồng Nai) do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Donacoop) làm chủ đầu tư với quy mô 1.184 hécta đất, tổng vốn đầu tư 9 - 12 tỷ USD khởi công xây dựng. Dự kiến đến năm 2013, một khu đô thị mới được so sánh với khu đô thị Phú Mỹ Hưng sẽ hoàn thành, nhưng…

Để thực hiện dự án này, Đồng Nai đã thu hồi toàn bộ diện tích đất xã Long Hưng một xã thuần nông của TP Biên Hòa (trước đó thuộc huyện Long Thành). Đồng thời 1.600 hộ dân (trên 6.000 nhân khẩu) phải giải tỏa trắng.

Người dân nông thôn bao đời quen với chăn nuôi trồng trọt, nay được đưa về sinh sống trong các khu dân cư tập trung, không còn đất sản xuất, đi hay ở cũng không xong.

Giữa trưa nắng như đổ lửa, người dân đến UBND xã Long Hưng ký giấy tờ, ai cũng nhễ nhại mồ hôi vì dãy nhà công vụ làm tạm thấp lè tè, mái lợp tôn càng tăng thêm sức nóng.

Kể từ khi dự án Long Hưng được triển khai, chính quyền xã quanh năm tiếp nhận hồ sơ khiếu nại đền bù của dân, kiểm kê, cưỡng chế giải tỏa… còn thu ngân sách gần như là con số không.

Ở trong căn nhà tạm cư đã xuống cấp và nóng nực, bà Nguyễn Thị Chừng cho biết, gia đình bà sống ngoài đồng, từ khi đất ruộng bị san lấp, nhà bà bị ngập nước nên phải vào khu nhà tạm sinh sống, ruộng đồng đành phải bỏ hoang.

"Thanh niên đi làm công nhân hết, chỉ còn người già suốt ngày bó gối nhìn nhau, vì chẳng còn việc gì"

Ông Hai Hoàn

Bà nói: “Gia đình tôi về đây đã một năm rưỡi rồi, chờ nhà tái định cư không biết bao giờ mới có”. Còn ông Hai Hoàn kể: “Thanh niên đi làm công nhân hết, chỉ còn người già suốt ngày bó gối nhìn nhau, vì chẳng còn việc gì”.

Chủ ruộng cũng có thể tạm thời sản xuất trên đất của mình khi chủ đầu tư chưa lấy tới, tuy nhiên hàng trăm hécta ruộng lúa nước ở đây gần như đã bỏ hoang.

Người dân ở đây cho biết, theo kế hoạch, dự án đã đến thời hạn hoàn thành nhưng cho đến nay, chủ đầu tư cũng chỉ mới xây dựng được 95 căn nhà tái định cư và hoàn thành một phần tuyến cầu đường.

Ông Lê Minh Cường, cán bộ thống kê UBND xã Long Hưng cho biết, đến nay đã thu hồi đất, giải tỏa trắng 603 hộ, nhưng có 158 hộ chưa nhận tiền đền bù và đã có 95 hộ vào nhận nhà tái định cư.

Trong khu nhà tái định cư, mới được chủ đầu tư bàn giao, những hộ dân ở đây đang phải lắp đặt thêm mái che nắng cho phần nhà của mình, bởi dãy nhà tái định cư được xây dựng giữa khu vực trước đây là đồng trống không một bóng cây.

Bà Hai Nhất, một người dân mới vào ở đây cho biết, gia đình bà bị thu hồi hơn 1 hécta ruộng và đất thổ cư, giải tỏa nhà. Trước đây làm ruộng, giờ vào khu tái định cư, các con bà phải tỏa đi tìm việc còn bà sắm chiếc xe nước mía kiếm sống.

Ông Hồ Văn Lộc, Chánh Văn phòng UBND TP Biên Hòa nhìn nhận, dự án triển khai chậm tiến độ cũng do không có mặt bằng, một số người dân không chấp hành và khiếu nại về chính sách đền bù.

  • GS.Đặng Hùng Võ: Cần thanh lọc các doanh nghiệp BĐS

    GS.Đặng Hùng Võ: Cần thanh lọc các doanh nghiệp BĐS

    "Phải thanh lọc những doanh nghiệp BĐS hoạt động không hiệu quả, thậm chí không có vốn, không có năng lực tài chính, không có tri thức, không có kinh nghiệm. Bởi vì bước vào thị trường BĐS là một thị trường khó tính, phức tạp chứ không phải cứ có mối quen biết, cứ lấy được đất rồi bán ra được là có lời là lao vào..." - Ông Đặng Hùng Võ cho biết.

  • Lo Việt Nam rơi vào “thập kỷ mất mát”

    Lo Việt Nam rơi vào “thập kỷ mất mát”

    Diễn ra tại Nha Trang trong các ngày 5-6/4, Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 trở thành nơi chia sẻ các khúc mắc, âu lo của giới chuyên gia về khủng hoảng thị trường bất động sản, với nhiều ý kiến lo ngại Việt Nam sẽ rơi vào “thập kỷ mất mát” như nền kinh tế Nhật Bản thời kỳ 1980-1990.

  • Bất động sản le lói tia hy vọng

    Bất động sản le lói tia hy vọng

    Trong ba tháng qua, tất cả các phân khúc sản phẩm của thị trường bất động sản Tp.HCM đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn. Đó là nhận định chung từ báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản Tp.HCM quý 1/2013 do công ty CBRE Việt Nam thực hiện, công bố ngày 4/4.

Mạnh Thắng (Tiền Phong)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.