UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án đường dây 220kV trạm biến áp 500kV Đông Anh - Vân Trì. Nhà đầu tư được thành phố Hà Nội lựa chọn là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, có địa chỉ tại phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Dự án đường dây 220kV trạm biến áp 500kV Đông Anh - Vân Trì có tổng vốn đầu tư 1.616 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án nhằm cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải của hệ thống điện cho thành phố Hà Nội, tăng cường độ an toàn, linh hoạt trong vận hành và ổn định cho hệ thống điện quốc gia.
Đồng thời, giảm tổn thất điện năng trong lưới truyền tải, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh chung cho hệ thống điện; phù hợp với quy hoạch và đảm bảo hiệu quả trong đầu tư lưới điện của ngành điện.
Mặt bằng tuyến đường dây 220kV TBA 500kV Đông Anh - Vân Trì. Ảnh: VGP
Dự án có quy mô xây dựng đường dây 220kV trạm biến áp 500 kV Đông Anh - Vân Trì, bao gồm đường dây trên không và cáp ngầm 220kV, 110kV tổng chiều dài 15,5 km (đường dây trên không 5,1 km, cáp ngầm 10,4 km).
Dự án mở rộng 2 ngăn lộ 220kV tại trạm biến áp 500kV Đông Anh và 2 ngăn lộ 220kV tại trạm biến áp 220 kV Vân Trì.
Tuyến đường dây đi trên địa bàn xã Uy Nỗ, thị trấn Đông Anh, xã Nguyên Khê, xã Nam Hồng, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh và thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Theo kế hoạch, dự án đường dây 220kV trạm biến áp 500kV Đông Anh - Vân Trì khởi công vào đầu năm 2025 và đóng điện trong năm 2026.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu nhà đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chuẩn xác và tính hợp pháp của các thông tin, số liệu, tài liệu gửi kèm hồ sơ dự án đầu tư đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.
Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, quy hoạch, điện lực, bảo vệ môi trường và các văn bản có liên quan đến dự án, các quy định của thành phố.
Nhà đầu tư chỉ được triển khai dự án sau khi đã hoàn thành các thủ tục về đất đai, môi trường, giao thông, quy hoạch và xây dựng theo quy định hiện hành.
UBND thành phố Hà Nội giao các sở, ngành liên quan, UBND các huyện Đông Anh, Mê Linh căn cứ chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, hướng dẫn, giải quyết các thủ tục triển khai tiếp theo của dự án cho nhà đầu tư theo quy định hiện hành của nhà nước và thành phố Hà Nội; thực hiện nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành theo quy định.
Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất cho Hà Nội bổ sung 2 TP thuộc Thủ đô, đó là thành phố phía Bắc sông Hồng gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; lấy hạt nhân là sân bay Nội Bài, sẽ định hướng trở thành thành phố logistics, dịch vụ. Thành phố thứ 2 trong Thủ đô là thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học thuộc phía Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai với trung tâm là Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Việc bổ sung 2 thành phố thuộc Thủ đô theo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ đưa Hà Nội trở thành đô thị đặc biệt nhất Việt Nam. |
-
4 Thành phố nằm trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội vừa được duyệt nằm ở đâu?
Theo Quy hoạch thủ đô thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050, Hệ thống đô thị Thủ đô Hà Nội được tổ chức theo mô hình chùm đô thị gồm đô thị trung tâm, các trục đô thị hướng tâm, các thành phố trong Thủ đô.
-
Tỉnh có đường bờ biển ngắn nhất Việt Nam vừa được duyệt đầu tư dự án truyền tải điện quan trọng
Tỉnh phía bắc Việt Nam này chỉ có 18km đường bờ biển, ngắn nhất cả nước và duy nhất một huyện giáp biển.
-
Hà Nội sắp vận hành hai bệnh viện hơn 1.500 tỷ
Sau gần hai năm thi công, hai bệnh viện Trung ương tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội, đang dần được hoàn thiện. Đây là cơ sở 2 của Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Nhi Trung ương, với tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, hứa hẹn sẽ đáp ứn...
-
Công ty chứng khoán tiềm năng tăng trưởng cổ phiếu Sacombank 0% do tiến độ tái cấu trúc chậm, áp lực tài chính lớn
Trong báo cáo mới phát hành, Công ty Chứng khoán MB (MBS) công bố khuyến nghị "Trung lập" đối với cổ phiếu STB, xác định giá mục tiêu trong 12 tháng là 33.400 đồng/cổ phiếu, tương đương với mức tăng giá bằng 0%. Đánh giá này phản ánh những thách thức...
-
Hà Nội phấn đấu GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 172,4 triệu đồng
GRDP năm 2025 của Hà Nội dự kiến tăng từ 6,5% trở lên, GRDP bình quân đầu người đạt 172,4 triệu đồng, vốn đầu tư thực hiện tăng tối thiểu 10,5%, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trên 5%, và chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát dưới 4,5%....