Cụ thể, theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM(MAUR), hiện tại, dự án metro số 1 đã đạt 87% tiến độ.
Theo kế hoạch ban đầu, cuối năm 2021 sẽ chạy thử tuyến metro số 1, khi các hệ thống liên quan công tác chạy tàu đã được lắp đặt và thử nghiệm phối hợp giữa các hệ thống với nhau thành công.
Tuy vậy, không đơn thuần chỉ là "chạy thử", việc chạy thử tuyến số 1 bao gồm rất nhiều giai đoạn. Từ yêu cầu đơn giản đến phức tạp, để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong vận hành. Vì vậy, MAUR có thể điều chỉnh thời gian chạy thử của tuyến metro số 1, do những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Trước đó, ngày 15/7, hai đoàn tàu số 6 và 7 của tuyến metro số 1 vừa cập cảng Khánh Hội sau nhiều ngày được di chuyển từ Nhật Bản. Dự kiến, trong ngày 14 đến 16/7, hai đoàn tàu này sẽ được đưa về depot Long Bình, TP Thủ Đức để lắp đặt.
Như vậy, đến nay thành phố đã nhận 7/17 đoàn tàu của tuyến metro số 1. Trong thời gian tới, những đoàn tàu còn lại sẽ tiếp tục được vận chuyển về.
Metro Bến Thành – Suối Tiên sẽ có 17 đoàn tàu, trong đó giai đoạn đầu là tàu loại 3 toa và sau này loại 6 toa. Mỗi tàu 3 toa ráp hoàn chỉnh dài 61,5 m, chở được 930 khách.
Tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên có tổng chiều dài 19,7 km, gồm 2,6 km ngầm và 17,1 km trên cao. Tuyến có tổng cộng 14 ga với 3 ga ngầm 11 ga trên cao và depot Long Bình tại quận 9. Dự án trải dài qua các quận 1, Bình Thạnh, quận 2, Thủ Đức và quận 9.
Trong một diễn biến khác, tư vấn chung đến từ Nhật Bản vừa ngừng hoạt động tại tuyến metro số 1 vì không đảm bảo được yêu cầu quy chuẩn phòng chống dịch.
-
7/17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 đã về tới TP.HCM
CafeLand – 7/17 đoàn tàu thuộc tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đã được chuyển từ Nhật Bản về TP.HCM. Dự kiến tuyến metro đầu tiên của thành phố sẽ vận hành trong năm 2022.
-
Trình Quốc hội dự án đường sắt hơn 67,3 tỉ USD, tốc độ 350km/h
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có chiều dài 1.541km, tốc độ 350km/h, tổng vốn đầu tư hơn 67,3 tỉ USD sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua trong kỳ họp sắp tới.
-
Tập đoàn hàng đầu Trung Quốc muốn tham gia dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sáng 6/11, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn....
-
7 lĩnh vực này đứng trước thời cơ chưa từng có khi đường sắt tốc độ cao gần 70 tỷ USD ở Việt Nam triển khai
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã chỉ ra ít nhất 7 lĩnh vực sẽ đón nhận cơ hội mới khi dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được triển khai, bao gồm: xây dựng; các ngành phụ trợ (vật liệu, sắt thép, công nghiệp hỗ trợ); dịch ...