Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 135 về khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Quy định này áp dụng với các nguồn năng lượng mặt trời tự dùng lắp đặt trên mái nhà ở, cơ quan công sở, khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, công nghệ cao, khu kinh tế và cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Theo đó, nguồn điện có đấu nối với hệ thống điện quốc gia thuộc hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ có công suất dưới 100 kW nếu không dùng hết, được bán điện dư lên hệ thống điện quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt thực tế. Các công trình lắp trên mái công sở, tài sản công sẽ không được mua bán lượng điện dư.
Các dự án điện mặt trời mái nhà tự dùng không nối với lưới quốc gia được phát triển không giới hạn công suất, miễn giấy phép hoạt động điện lực. Tương tự, các hệ thống có thiết bị chống phát ngược lên lưới hoặc lắp tại hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ dưới 100 kW cũng thuộc trường hợp miễn trừ này.
Ngược lại, các hệ thống công suất từ 1.000 kW trở lên và bán điện dư vào lưới quốc gia phải thực hiện thủ tục quy hoạch, có giấy phép hoạt động điện lực.
Điện mặt trời mái nhà dư thừa được bán tối đa 20% công suất
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là bên mua và thanh toán cho các tổ chức, cá nhân bán sản lượng điện dư thừa phát lên hệ thống.
Giá mua bán điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia sẽ bằng giá điện năng thị trường điện bình quân trong năm trước liền kề do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố.
Một lãnh đạo ngành điện nhận xét quy định giá mua điện mặt trời mái nhà dư thừa năm sau bằng mức giá mua điện dư hiện tại theo số liệu năm trước, nhằm tạo thuận lợi cho cả bên bán và bên mua điện.
Năm 2023, giá điện năng thị trường bình quân theo báo cáo của EVN là 1.091,9 đồng/kWh. Như vậy, mức giá mua nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ thừa năm 2024 khoảng trên mức 1.000 đồng/kWh.
Trước đó, Bộ Công thương cũng từng đề xuất tạm áp dụng giá mua điện mặt trời mái nhà dư thừa phát lên lưới điện quốc gia từ 600 - 700 đồng/kWh. Tuy nhiên, sau đó Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu bộ này nghiên cứu cơ chế bù - trừ hoặc theo giá chào bán thấp nhất trên thị trường điện cạnh tranh tại thời điểm mua.
Hiện cả nước có khoảng 103.000 dự án điện mặt trời mái nhà, tổng công suất đặt hơn 9.500 MW. Theo Quy hoạch điện 8, quy mô loại nguồn này đến 2030 thêm 2.600 MW hoặc đạt 50% các tòa nhà công sở, nhà dân.
Nhiều chuyên gia cho rằng, cơ chế mới khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, trong đó giá mua đưa ra bằng giá bình quân thị trường năm sẽ sớm thu hút nguồn điện sạch này tăng trở lại trong thời gian tới.
-
Điện mặt trời mái nhà công suất dưới 1.000 kW không cần phải xin giấy phép?
Hệ thống điện mặt trời mái nhà công suất dưới 1.000kW khi lắp đặt sẽ thực hiện theo phương thức hậu kiểm và EVN chịu trách nhiệm triển khai các giải pháp kỹ thuật kiểm soát sản lượng điện dư phát lên lưới bảo đảm an toàn hệ thống.
-
Được bán tới 20% công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện dự thảo nghị định về khuyến khích điện mặt trời mái nhà, trình Chính phủ ban hành trong tuần tới. Đồng thời lưu ý nghị định cần khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để phát huy tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về điện mặt trời.
-
Nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới với công suất 5,2 GW, rộng gần bằng 10.000 sân bóng đá
Đây sẽ là nhà máy điện mặt trời 24/7 đầu tiên trên thế giới đi kèm hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS) tương ứng.
-
Việt Nam sẽ có nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương triển khai, hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vào năm 2030.
-
Ngành điện hạt nhân ở Việt Nam đón tin vui, Nga sẵn sàng hỗ trợ
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết Nga đã hợp tác với nhiều nước trong phát triển điện hạt nhân và sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam.