Ảnh minh họa.
Diễn đàn được tổ chức với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương và sự tham dự của khoảng 450 đại biểu.
Diễn đàn được tổ chức trực tuyến, kết nối với 63 địa phương với sự tham dự của lãnh đạo các sở, ngành, đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp và doanh nhân tại các địa phương, do đại diện lãnh đạo UBND cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp tỉnh chủ trì.
Trong bối cảnh đất nước ta đang đứng trước kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, thể chế theo hướng tạo hành lang pháp lý cho đổi mới, sáng tạo, khơi thông nguồn lực thúc đẩy phát triển được coi là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Tại Diễn đàn, đã có 117 ý kiến về những vấn đề pháp lý đặt ra đối với doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành đã có báo cáo rà soát về việc giải quyết các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp đề cập. Trong đó, nội dung chính bao gồm:
Một là, nhận diện được đúng và trúng các vấn đề tồn tại về pháp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh doanh nghiệp đang trên đà khôi phục và phát triển mạnh mẽ hiện nay; làm rõ các vấn đề tồn tại đó xuất phát từ nguyên nhân nào? do quy định của pháp luật hay do tổ chức thi hành pháp luật hay cả hai.
Hai là, đưa ra được các các định hướng, giải pháp hữu hiệu ngay tại Diễn đàn hoặc sau Diễn đàn nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý giúp doanh nghiệp phát triển trên cả 02 phương diện: hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, phản ứng chính sách, pháp luật linh hoạt, kịp thời.
Ngoài diễn đàn này, trong 9 tháng đầu năm, Chính phủ đã tổ chức 9 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; Chính phủ ban hành 122 nghị định, 215 nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 1.129 quyết định, 35 chỉ thị… về rà soát, xử lý các vấn đề, vướng mắc pháp lý.
-
Thủ tướng: Tập trung gỡ vướng mắc về thể chế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Thủ tướng lưu ý tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tranh thủ thời cơ phát triển, các thị trường, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, khắc phục hậu quả bão số 3, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, nhất là thể chế huy động nguồn lực.
-
Thông tin về cuộc họp gỡ vướng gần hơn 8.800 hồ sơ đất đai TP.HCM tắc từ 1/8
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa thông tin về một số nội dung tại cuộc họp do Bộ Tài nguyên & Môi trường tổ chức ngày 10/9 về việc phối hợp xử lý vướng mắc của UBND TP.HCM liên quan đến việc áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024.
-
Handico và Viglacera sắp khởi công hơn 1.000 căn nhà ở xã hội tại Hà Nội
Liên danh chủ đầu tư Handico và Viglacera dự kiến sẽ tổ chức khởi công công trình CT3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại ô đất CT3, CT4 - Khu đô thị mới Kim Chung, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội vào đầu năm 2025....
-
Khu đô thị đắt nhất tại Hà Nội có giá bao nhiêu/m2?
Theo bảng giá đất Hà Nội mới nhất, Tây Hồ Tây là khu đô thị có giá đất đắt nhất trên địa bàn TP. Hà Nội, với mức giá 113,1 triệu/m2 đất ở VT1, mặt cắt đường 60m (thuộc quận Tây Hồ). Giá này cao gấp 3,25 lần so với bảng giá ban hành năm 2019 (ở mức 34...
-
Lộ diện tuyến đường đắt nhất quận Đống Đa, Hà Nội
Theo bảng giá đất quận Đống Đa mới nhất, tuyến đường có giá đất ở VT1 đắt nhất là Nguyễn Thái Học với gần 320,2 triệu đồng/m2.