UBND TP Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Tổng thể công tác quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2030”.
Theo mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội khuyến khích các công trình xây dựng dùng vốn ngoài ngân sách ứng dụng vật liệu tái chế từ chất thải rắn xây dựng. Với dự án dùng vốn ngân sách Nhà nước, việc ứng dụng trên là bắt buộc.
Hà Nội cũng hướng mục tiêu thu gom 90% tổng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Trong đó, 60% được tái sử dụng hoặc tái chế thành sản phẩm, vật liệu bằng công nghệ phù hợp.
Chất thải rắn xây dựng là đất đá, gạch vỡ, đất lẫn tàn tích cây trồng, vật liệu không đạt yêu cầu phát sinh trong quá trình thiết kế, chuẩn bị mặt bằng và thi công.
Hà Nội đặt mục tiêu 100% dự án công dùng vật liệu tái chế từ chất thải xây dựng
Nhu cầu vật liệu xây dựng của Hà Nội đứng thứ hai cả nước, sau TP.HCM. Theo đề án mới phê duyệt, lượng chất thải này dự báo ở mức 3.400 tấn mỗi ngày vào năm 2030.
Để triển khai hiệu quả, Hà Nội giao thực hiện 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm với tổng kinh phí dự kiến 27,2 tỷ đồng. Các nhiệm vụ bao gồm: hoàn thiện cơ chế chính sách và quy định pháp luật liên quan; đầu tư xây dựng hạ tầng xử lý; tăng cường năng lực giám sát từ thu gom đến xử lý; xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn xây dựng phù hợp thực tiễn; hoàn thiện chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tái chế; đẩy mạnh truyền thông; và tăng cường nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.
Về địa điểm xử lý chất thải rắn xây dựng, Hà Nội yêu cầu tiếp tục sử dụng hai khu vực gồm khu 6,5ha nút giao Pháp Vân Cầu Giẽ (quận Hoàng Mai) và bãi chôn lấp Nguyên Khê (huyện Đông Anh) đến năm 2026.
Giai đoạn đến năm 2030, ngoài hai khu vực trên, thành phố sẽ đầu tư mới các dự án xử lý, tái chế theo quy hoạch, nâng tổng công suất xử lý lên 4.180 - 4.780 tấn/ngày.
Với giải pháp tiêu thụ vật liệu tái chế từ chất thải xây dựng, Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư dự án phải ưu tiên tái chế, tái sử dụng chất thải xây dựng phát sinh ngay tại công trình. Đồng thời, hoạt động đấu thầu cần ưu tiên tiêu chí sử dụng vật liệu tái chế từ chất thải xây dựng, đảm bảo môi trường.
Ngoài ra, thành phố yêu cầu hoàn thiện chính sách hỗ trợ, quy định việc sử dụng các sản phẩm sau tái chế từ chất thải xây dựng như sản phẩm sau nghiền, gạch không nung.
-
Bình Phước yêu cầu công trình từ 9 tầng trở lên phải dùng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung
Từ nay đến năm 2025, các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên tại Bình Phước phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung (VLXKN) trong tổng số vật liệu xây. Trong đó ưu tiên sử dụng cấu kiện nhẹ, kích thước lớn.
-
Thị trường gạch không nung có những loại nào và giá bán rao sao?
Thị trường vật liệu xây dựng không nung hiện nay có sự đa dạng về mẫu mã, chất lượng, phù hợp với nhiều công trình, loại hình xây dựng khác nhau.
-
Các loại gạch không nung phổ biến trong xây dựng
Tới năm 2030, các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 90% vật liệu gạch không nung theo yêu cầu của Chính phủ. Vậy, gạch không nung có những loại nào và được ứng dụng rao sao trong ngành xây dựng hiện nay?








-
Xi măng, kính và các vật liệu xây dựng sẽ có nhãn năng lượng: Lợi ích gì cho công trình của bạn?
Các dự án bất động sản, đặc biệt là công trình nhà ở để bán hoặc cho thuê sẽ từng bước phải công bố mức tiêu thụ năng lượng, mức phát thải tương ứng. Điều này giúp người dân có thể lựa chọn công trình tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường....
-
Từ 1/1/2026, mua gạch, xi măng, kính xây dựng… cũng phải xem nhãn năng lượng
Từ ngày 1/1/2026, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối, kinh doanh phương tiện, thiết bị và vật liệu xây dựng phải thực hiện công bố, dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị và vật liệu xây dựng......
-
Đề nghị 4 địa phương kiểm soát chặt chất lượng vật liệu khi xây cao tốc
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng đề nghị tăng cường quản lý chất lượng, an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng một số dự án cao tốc trên địa b...