Xã Thạnh An, huyện Cần Giờ
Đây là đề xuất của ông Nguyễn Hải Nam, Giám đốc Cảng vụ hàng hải TP HCM, đưa ra tại Hội nghị phát triển vận tải hành khách kết hợp du lịch đường thủy.
Theo đó TP.HCM có hơn 900 km đường thuỷ, tương đương 50% mạng lưới đường bộ. Hệ thống sông, rạch cũng kết nối nhiều tỉnh, thành. Tuy nhiên, cả giao thông và du lịch đường thuỷ trên địa bàn được đánh giá phát triển chưa tương xứng.
Thành phố hiện đã hình thành các tuyến vận tải hành khách kết hợp du lịch đường thủy như: Tuyến cố định gồm Tuyến buýt đường thủy từ bến Bạch Đằng ở Quận 1 đi bến Linh Đông (TP. Thủ Đức); tuyến tàu cao tốc từ bến Bạch Đằng đi Củ Chi, Thủ Dầu Một (Bình Dương); tuyến tàu cao tốc từ bến Bạch Đằng đi Vũng Tàu.
Ngoài ra, còn có Tuyến du lịch bằng du thuyền, tàu nhà hàng, ẩm thực giải trí về đêm trên sông Sài Gòn đoạn từ hạ lưu sông đến Mũi Đèn Đỏ; Tuyến các thuyền nhỏ hướng dẫn tham quan du lịch nội đô trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè.
Các tuyến vận tải hành khách du lịch đi theo hợp đồng chuyến từ các tuyến ở trung tâm thành phố đi Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi, Đồng Nai, Bình Dương và các tỉnh ĐBSCL.
Vận tải hành khách ngang sông hiện có 27 tuyến kết nối thông thương kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai và trong phạm vi Thành phố, góp phần phát triển giao thông đường thủy kết nối liên vùng, giảm tải giao thông đường bộ.
Du lịch bằng tàu biển đến từ các nước trên thế giới thì đến từ bến cảng Nhà Rồng ở Khánh Hội, Quận 4, cảng Cát Lái, TP. Thủ Đức và cảng Hiệp Phước, quận Nhà Bè.
Đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết, trong quá trình phát triển vận tải hành khách kết hợp du lịch đường thủy, Thành phố gặp phải những khó khăn như: Quỹ đất dùng để đầu tư xây dựng cảng, bến, dịch vụ hậu cần kỹ thuật phục vụ vận tải hành khách, khách du lịch còn hạn chế; ngoài ra, chưa có cơ chế về giao, cho thuê đất để đầu tư xây dựng bến thủy nội địa phục vụ phát triển vận tải hành khách, du lịch.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức (Trường Đại học Việt Đức), cho rằng TP.HCM có thế mạnh là mạng lưới đường thủy dày đặc cùng với bề dày văn hóa lịch sử lâu đời, có thể thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, hiện ngân sách đầu tư cho đường thủy rất hạn chế, chỉ chiếm 5% so với đường bộ. Chuyên gia cho rằng Thành phố cần nghiên cứu quy hoạch tổng thể, tạo cơ chế thu hút đầu tư.
-
Nghiên cứu hệ thống đường bộ kết nối với cảng biển 6 tỉ USD tại Cần Giờ
UBND TP.HCM đưa Dự án cảng quốc tế tại huyện Cần Giờ vào Kế hoạch Phát triển hệ thống cảng biển đến năm 2030. Thành phố đề xuất nghiên cứu quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ kết nối đồng bộ với cảng biển mới.








-
Cận cảnh dự án ở “đất vàng” Thủ Thiêm vừa được duyệt giá đất hơn 16.000 tỷ đồng
Dự án Lotte Eco Smart City tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, phường An Khánh, TP.HCM được khởi công từ tháng 9/2022.
-
Đạt Phương thế chấp cổ phần loạt công ty con, rót thêm vốn vào dự án kính siêu trắng nghìn tỷ
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương (mã DPG) vừa công bố hàng loạt nghị quyết quan trọng của Hội đồng Quản trị, liên quan đến việc thế chấp cổ phần tại các công ty con và bảo lãnh tín dụng cho Công ty Cổ phần Kính Đạt Phương (DPGlass), nhằm phục vụ d...
-
Chỉ trong 4 ngày đầu tháng 7, TP.HCM mới tiếp nhận hàng chục nghìn hồ sơ đất đai
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.HCM, tính đến ngày 5/7, các phường, xã, đặc khu của TP.HCM tiếp nhận 11.581 hồ sơ cấp sổ hồng lần đầu và các hồ sơ đất đai khác. Trong đó gần 1.000 hồ sơ trực tuyến và 4 hồ sơ đất đai phi địa giới....