Tại dự thảo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Chính phủ nhấn mạnh tầm quan trọng và cần thiết của việc xây dựng tuyến đường sắt này.
Theo đó, tuyến đường sắt này sẽ có chiều dài khoảng 1.541 km, bố trí 23 ga hành khách từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) đến ga Thủ Thiêm (TP.HCM).
Dự án đi qua 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM.
Để rút ngắn thời gian thực hiện và huy động tối đa nguồn lực, các nhà thầu trong nước tham thực hiện dự án, Chính phủ dự kiến phân chia thành 4 dự án thành phần và đồng thời triển khai.
Dự án thành phần 1: đoạn từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) đến ga Vinh (Nghệ An) có tổng chiều dài khoảng 281 km.
Dự án thành phần 2: đoạn từ ga Vinh đến ga Đà Nẵng có tổng chiều dài khoảng 420 km.
Dự án thành phần 3: đoạn từ ga Đà Nẵng đến ga Diên Khánh (Khánh Hòa) có tổng chiều dài khoảng 480 km.
Dự án thành phần 4: đoạn từ ga Diên Khánh đến ga Thủ Thiêm (TP.HCM) có tổng chiều dài khoảng 360 km.
Trên cơ sở lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, quy mô đầu tư, tham khảo suất đầu tư các dự án đường sắt tốc độ cao đã và đang triển khai trên thế giới, sơ bộ xác định tổng mức đầu tư dự án khoảng 67,34 tỷ USD.
Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dự kiến đầu tư với chiều dài kết cấu 60% là cầu, 10% là hầm và 30% là nền đất nên suất đầu tư dự án khoảng 43,7 triệu USD/km.
Theo dự thảo, giá vé được chia 3 mức để phù hợp khả năng chi trả của người dân, nhu cầu và mức độ tiện nghị khác nhau.
Cụ thể, giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dự kiến bằng 75% mức trung bình vé máy bay hàng không giá rẻ và phổ thông. Mức này được đưa ra dựa trên cơ sở tham khảo giá vé bình quân của VietnamAirlines và Vietjet - hai hãng hàng không có thị phần lớn nhất trong nước.
Giá vé đề xuất không có sự khác biệt lớn đối với các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam, thấp hơn hàng không, cao hơn đường bộ nhưng chất lượng dịch vụ cao hơn, tiết kiệm thời gian...
Tại cuộc họp ngày 25/9, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu đường sắt tốc độ cao 350 km/h đi qua 20 tỉnh thành từ Hà Nội đến TP HCM cần thẳng nhất có thể, “gặp núi qua núi, gặp sông bắc cầu”.
Tuyến đường này chủ yếu vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh và có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
-
Hơn 67 tỷ USD làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Những doanh nghiệp nào sẽ được hưởng lợi?
Các doanh nghiệp thuộc nhóm sắt thép, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và nhà thầu xây dựng sẽ được hưởng lợi khi thực hiện các hạng mục thuộc dự án đường sắt cao tốc 67 tỷ USD.
-
Hòa Phát của ông Trần Đình Long đề xuất sản xuất thép làm đường sắt tốc độ cao 70 tỷ USD
Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long khẳn định doanh nghiệp đủ năng lực để sản xuất thép cho đường ray các dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, mong muốn tham gia vào các dự án này.
-
Đại biểu Quốc hội: Không có chuyện lấy đất lúa, đất nông nghiệp một cách tràn lan để làm nhà ở thương mại
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất....
-
Sau giảm giá 30 tỷ, ngân hàng tiếp tục hạ giá thêm 28 tỷ hai căn biệt thự ở Ciputra
Ngân hàng Agribank chi nhánh Tràng An tiếp tục rao bán đấu giá hai căn biệt thự tại Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội lần thứ tư.
-
Vừa bắt tay với Tập đoàn Trump, Kinh Bắc City lập văn phòng đại diện tại Hà Nội
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) vừa quyết định thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội, đặt tại tầng 4, số 40 Phan Bội Châu, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm. Đồng thời, ông Đặng Nguyễn Nam Anh được bổ nhiệm làm người đại diện văn phòng....