Ảnh minh hoạ
Sau kỳ họp thứ hai và kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, cử tri đã gửi kiến nghị lên Bộ Xây dựng, đề nghị xem xét, điều chỉnh lại quy định việc phát triển nhà ở theo hướng quỹ đất dùng để phát triển nhà ở xã hội phải được xác định theo quy hoạch phân khu làm cơ sở thực hiện.
Đối với các dự án nhà ở thương mại cần dành một số tiền tương đương 20% giá trị tiền sử dụng đất thương phẩm của dự án phải nộp để làm quỹ phát triển nhà ở xã hội.
Về việc này, Bộ Xây dựng cho biết theo quy định của pháp luật về nhà ở thì phần diện tích quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội của một dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị được xác định bằng 20% tổng diện tích đất ở (đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật) trong bản vẽ quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt của dự án đó.
Theo Bộ Xây dựng, trong thời gian qua, việc thực hiện quy định trên đã tạo được quỹ đất, phát triển được nhiều nhà ở xã hội cho các đối tượng.
Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay là đối với các quy hoạch phân khu đã bố trí đủ quỹ đất 20% thì khi lựa chọn chủ đầu tư các dự án thành phần của quy hoạch đó vẫn phải dành quỹ đất 20%. Điều này có thể phá vỡ quy hoạch phân khu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Liên quan đến số tiền tương đương 20% giá trị tiền sử dụng đất thương phẩm của dự án phải nộp để làm quỹ phát triển nhà ở xã hội, pháp luật về nhà ở hiện hành đã có các quy định.
Cụ thể, tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP có quy định: Trường hợp có sự thay đổi quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của địa phương dẫn đến việc bố trí quỹ đất 20% tại dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị không còn phù hợp thì UBND cấp tỉnh phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.
Trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xác định giá trị tiền sử dụng đất phải nộp đối với quỹ đất 20% tại dự án theo đúng quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan. Số tiền thu được phải bổ sung vào ngân sách địa phương dành để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn.
Tuy vậy, thực tế triển khai các quy định nêu trên tại một số địa phương còn bất cập, hạn chế trong việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ quỹ đất 20% dành để phát triển nhà ở xã hội.
Liên quan đến vấn đề này, PGS. TS. Doãn Hồng Nhung, Giảng viên cao cấp Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng quy định quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án thực sự không linh hoạt, khó khả thi trong thực tiễn kinh doanh.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Vương Quốc Toàn, đại diện Tập đoàn bất động sản Lan Hưng, đề xuất nên sửa đổi quy định trích 20% quỹ đất để xây nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại.
“Đây là quy định còn nhiều bất cập. Chúng tôi đề nghị nên loại bỏ càng sớm càng tốt”, ông Toàn nói.
Cũng theo ông Toàn việc quy định 20% nhà ở cho thuê hiện nay đang không có người thuê. Vì vậy, ông Toàn đề xuất nên sửa đổi theo hướng giảm xuống còn 5-10%. Điều này sẽ giúp giảm lãng phí ngân sách, còn những dự án nào không ai thuê thì nên cho doanh nghiệp bán.
Ông Toàn cũng cho biết hiện doanh nghiệp của ông đang vướng hàng ngàn căn hộ cho thuê mà không ai thuê.
Còn theo ông Trần Quốc Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh, trước mắt đối với các khu đất do chủ đầu tư tự tạo lập (nhận chuyển nhượng, góp vốn…), nên cho chủ đầu tư được quyền lựa chọn phương án bố trí bằng đất tại khu vực phù hợp hoặc bằng tiền mà không phân biệt quy mô khu đất, dự án.
“Về lâu dài, chiến lược phát triển nhà ở thì Nhà nước nên có các quỹ đất sạch quy hoạch khu vực xây dựng và giao cho cơ quan quản lý kinh doanh nhà cấp tỉnh làm chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội”, ông Hưng kiến nghị.
Trong khi đó, ông Nguyễn Lê Mỹ Hưng, Phó giám đốc Khối điều hành dự án TP.HCM của Tập đoàn Novaland, đề xuất chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quyền lựa chọn việc dành 20% quỹ đất trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội, hoặc chuyển đổi quỹ đất 20% dành cho phát triển nhà ở xã hội sang một khu vực khác thuộc sở hữu hợp pháp của chủ đầu tư để phát triển một dự án nhà ở xã hội độc lập nhằm đảm bảo dành đủ quỹ đất phát triển nhà ở xã hội và thực hiện đúng nghĩa vụ của chủ đầu tư.
Trước những tồn tại liên quan đến nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng cho biết đã đề xuất và được Chính phủ giao nghiên cứu, xây dựng nội dung sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014.
Trong đó, bộ đã đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội với những quy định chi tiết về cách thức xác định, tỷ lệ quỹ đất dành để xây dựng nhà ở; về trường hợp bố trí khu đô thị nhà ở xã hội tập trung; việc quản lý, sử dụng khoản tiền sử dụng đất phải nộp đối với quỹ đất 20% tại dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị không thực hiện bố trí quỹ đất dành để xây dựng nhà ở xã hội.
-
Đề xuất không được thương mại hoá đất làm nhà ở xã hội
Việc thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà ở xã hội còn hạn chế, trong khi nhu cầu ở phân khúc này ngày càng tăng. Do đó, cử tri đề nghị xem xét sửa đổi các quy định của pháp luật về nhà ở xã hội.
-
Nhà ở xã hội có được dùng làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng?
Xin hỏi, đối tượng được mua NOXH thì có được dùng NOXH để thế chấp vay vốn ngân hàng?
-
TP.HCM xây dựng khung giá cho thuê nhà ở xã hội, giá cao nhất dự kiến 235.000 đồng/m2/tháng
UBND TP.HCM có dự thảo quyết định ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân được đầu tư xây dựng theo dự án; giá cho thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp trên địa bàn....
-
Thủ tướng yêu cầu triển khai gấp gói 30.000 tỷ cho nhà ở xã hội, nguồn tiền không phụ thuộc vào các ngân hàng
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội....