Ảnh minh hoạ
Hiện tại, Việt Nam đang áp mức thuế thu nhập cá nhân thống nhất 2% trên giá chuyển nhượng hoặc bảng giá Nhà nước, bất kể thời gian sở hữu. Cách làm này chưa phân biệt rõ giữa nhu cầu thực và hành vi đầu cơ, khiến thị trường nhiều khi chịu áp lực từ những "cơn sốt ảo".
Trong khi đó, nhiều quốc gia đã triển khai những chính sách thuế cho bất động sản. Tại Singapore, nếu giao dịch bất động sản trong vòng một năm, nhà đầu tư có thể phải nộp thuế lên tới 100% phần chênh lệch. Sau hai năm, mức thuế giảm còn 50%, và xuống 25% nếu giao dịch sau ba năm. Tương tự, Đài Loan áp thuế 45% cho các giao dịch trong hai năm đầu, 35% với giao dịch từ 2-5 năm, 20% cho 5-10 năm và chỉ còn 15% khi nắm giữ trên 10 năm.
Cho biết về đề xuất lần này, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM – cho rằng đây là công cụ hữu hiệu để "giảm nhiệt" thị trường. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh việc đánh thuế theo thời gian nắm giữ cần linh hoạt, chỉ áp dụng khi thị trường có dấu hiệu "sốt nóng", tránh ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở thực.
Theo Bộ Tài chính, để thể chế hóa chủ trương, Việt Nam cần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế nhưng phải đảm bảo phù hợp với điều kiện trong nước. Mức thuế suất cụ thể sẽ được tính toán dựa trên thực tế diễn biến thị trường, đồng thời triển khai song hành với các chính sách quản lý đất đai, nhà ở và hệ thống dữ liệu về đăng ký, chuyển nhượng bất động sản.
Nếu được áp dụng, chính sách thuế này sẽ mang lại nhiều lợi ích rõ rệt cho thị trường. Việc áp thuế cao cho các giao dịch ngắn hạn sẽ làm tăng chi phí đầu tư lướt sóng, từ đó hạn chế tình trạng sốt đất ảo, bất ổn giá cả. Chính sách cũng sẽ khuyến khích người dân nắm giữ bất động sản lâu dài hơn, giúp hạn chế tình trạng bỏ hoang đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất. Ngoài ra, việc đánh thuế dựa trên thời gian nắm giữ sẽ góp phần ổn định thị trường, tăng tính minh bạch, đồng thời tạo thêm nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước. Cơ quan thuế cũng sẽ có điều kiện kiểm soát tốt hơn hoạt động chuyển nhượng nhờ hệ thống dữ liệu rõ ràng về thời gian sở hữu tài sản.
Tuy vậy, giới chuyên gia cũng lưu ý, cần có lộ trình triển khai thận trọng, tránh gây tác động tiêu cực tới người mua ở thực, đặc biệt trong bối cảnh thị trường đang cần hồi phục sau thời kỳ trầm lắng.
Hiện đề xuất này đang trong quá trình lấy ý kiến và nghiên cứu kỹ lưỡng. Nếu được thông qua, nó hứa hẹn sẽ trở thành "liều thuốc mạnh" giúp bất động sản Việt Nam phát triển theo hướng phát triển hơn trong tương lai.
-
Liệu có “dẹp” được nạn đầu cơ khi áp thuế chuyển nhượng bất động sản cố định 2%?
Chuyên gia cho rằng, việc áp dụng mức thuế suất 2% hiện nay là khá cao, đặc biệt trong bối cảnh giá bất động sản tăng mạnh.
-
Số thu thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản lũy kế 8 tháng 2022 đạt hơn 26.860 tỷ đồng, tăng hơn 13.200 tỷ đồng, tương ứng tỉ lệ tăng 96,4% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Hà Nội sẽ tăng cường quản lý thuế chuyển nhượng bất động sản
Cục Thuế TP Hà Nội đã xây dựng và triển khai Kế hoạch tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của Hộ gia đình, các nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.






-
Bảng giá đất bị “thổi” cao, nguy cơ thị trường bất động sản vỡ bong bóng
Thị trường bất động sản hiện nay không còn là nơi đáp ứng nhu cầu ở thực, mà trở thành “sân chơi” đầu cơ, nơi giá đất được đẩy lên qua từng lần mua đi bán lại. Nhiều nơi, bảng giá đất được xác lập từ giao dịch đầu cơ, rủi ro vỡ bong bóng là điều khó ...
-
Sở Xây dựng TP.HCM cho ý kiến về 442 khu đất muốn thí điểm dự án nhà ở
Sở Xây dựng TP.HCM vừa cho ý kiến về quy hoạch đối với 442 khu đất dự kiến làm nhà ở thương mại thí điểm theo Nghị quyết 171/2024 của Quốc hội. TP Thủ Đức cũ có nhiều khu đất nhất.
-
Nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng tăng trở lại
Sau quãng trầm lắng kéo dài vì đại dịch, bất động sản nghỉ dưỡng đang dần khởi sắc trở lại, với sự phân hóa rõ nét giữa các địa phương. Trong cuộc đua hút vốn đầu tư và khách du lịch, một số địa phương đã bắt đầu vươn lên rõ nét......