Quản lý khai thác các, tạo thói quen sử dụng, ban hành các tiêu chuẩn, chính sách khuyến khích sử dụng cát nhân tạo là những giải pháp, khuyến nghị được các chuyên gia đưa ra tại tọa đàm “Thúc đẩy phát triển cát nghiền và tái chế phế thải xây dựng tại các tỉnh phía Nam” do Viện Vật liệu xây dựng phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) tổ chức mới đây.
Đẩy mạnh sử dụng cát nghiền và phế thải xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm phía Nam
Tại tọa đàm, PGS.TS. Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng cho biết, ngành xây dựng hiện này thường sử dụng 2 loại cát, loại thứ nhất dùng cho bê tông và vữa tiêu thụ khoảng hơn 100 triệu m3/năm; loại thứ 2 là cát dùng cho san lấp hạ tầng công trình xây dựng và giao thông với khối lượng tiêu thụ rất lớn.
Đơn cử, các dự án đường cao tốc tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay cần đến khoảng 54 triệu m3 cát san lấp nền. Trong đó, nhu cầu cát san lấp nền của các dự án năm 2023 khoảng 16,78 triệu m3, năm 2024 khoảng 23,63 triệu m3.
Cát nghiền có thể được tạo ra từ các nguồn khác nhau nhu khoáng sản đá, sỏi thiên nhiên; phế thải của ngành khai thác than, khoáng sản; phế thải phá dỡ các công trình xây dựng và phế thải của các ngành công nghiệp gang thép, nhiệt điện… Loại cát nhân tạo này chủ yếu được sử dụng để thay thế cát sông dùng để làm vữa xây, trát, bê tông mác thấp và sản xuất gạch không nung.
Theo ông Thành, xu thế sản xuất và sử dụng cát nghiền trong xây dựng là cần thiết vì lượng cát thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, đồng thời nếu đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng cát nghiền tái chế từ các nguồn phế thải sẽ càng có ý nghĩa hơn nữa về mặt môi trường.
Giải pháp, khuyến nghị cho cát nghiền và tái chế phế thải xây dựng
Để thúc đẩy việc sản xuất và sử dụng cát nghiền thay thế cát tự nhiên dùng cho bê tông và vữa xây dựng, Nhà nước cần tăng cường công tác nghiên cứu khoa học công nghệ để giải quyết các khó khăn về kỹ thuật trong sản xuất và sử dụng cát nghiền.
Các bộ, ngành và địa phương cần tính toán cân đối cung cầu cát xây dựng; tăng cường tuyên truyền, khuyến khích đầu tư sản xuất và sử dụng cát nghiền dùng cho bê tông và vữa. Đồng thời khẩn trương hoàn thiện các bộ định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá đối với các loại vật liệu thay thế cát tự nhiên trong xây dựng.
Ngoài ra, đề xuất với Chính phủ và Quốc hội ban hành các chính sách ưu đãi về thuế, chuyển giao công nghệ, vốn vay cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất cát nghiền; nâng cao mức thuế đối với cát tự nhiên; quy định các loại công trình phải sử dụng cát nghiền; cần có các chế tài đủ mạnh để quản lý, xử phạt các vi phạm về sản xuất và sử dụng cát xây dựng.
Đối với việc tái chế, tái sử dụng phế thải xây dựng, cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ chế khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia việc tái chế, tái sử dụng chất thải.
-
Giải quyết tình trạng khan hiếm, đội giá cát xây dựng bằng cách nào?
Thiếu nguồn cát xây dựng đã khiến giá mặt hàng này tăng vọt, nhiều công trình bị ngưng trệ, có khả năng không đạt tiến độ đề ra... Trong bối cảnh đó, việc sử dụng cát biển thay thế là giải pháp cấp thiết lúc này.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....