Theo kế hoạch được Thủ tướng phê duyệt, năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp (trong đó có 21 doanh nghiệp thuộc danh mục năm 2017). Tuy nhiên, đến ngày 18/11/2018 mới cổ phần hóa được 12 doanh nghiệp.
Về kế hoạch thoái vốn, đến nay mới chỉ có 31 đơn vị thực hiện thoái vốn mà theo kế hoạch năm 2017 có 135 doanh nghiệp, năm 2018 có 181 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn.
Do không hoàn thành mục tiêu thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước năm 2018 nên các chuyên gia cho rằng nhiệm vụ thoái vốn Nhà nước trong các năm 2019 sẽ càng thêm nặng nề và giai đoạn 2019-2020 sẽ là cao điểm của hoạt động IPO, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước nhằm bổ sung vốn cho ngân sách.
Theo Chỉ thị 01 Chính phủ vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu: Đẩy nhanh công tác cổ phần hóa, phấn đấu hoàn thành kế hoạch theo danh sách ban hành tại văn bản số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các doanh nghiệp không có khả năng hoàn thành kế hoạch do lý do khách quan cần kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ các khó khăn, vướng mắc để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo kế hoạch đề ra.
Các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty, DNNN, người đại diện phần vốn tại doanh nghiệp có vốn nhà nước xây dựng lộ trình, thời gian cụ thể để triển khai việc thoái vốn tại doanh nghiệp theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Rà soát các đơn vị thoái vốn chưa thực hiện được trong giai đoạn 2016 - 2018 để chuyển giao sang SCIC để thực hiện thoái vốn trong giai đoạn 2019 - 2020.
Các doanh nghiệp (bao gồm cả các doanh nghiệp thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước) đã cổ phần hóa nghiêm túc thực hiện việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán và việc thu, nộp tiền thu phát sinh từ cổ phần hóa, thoái vốn về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (Quỹ) theo quy định.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương ổn định cơ cấu tổ chức, bộ máy, thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao. Đối với các doanh nghiệp còn lại thuộc diện bàn giao về SCIC, thực hiện nghiêm việc chuyển giao theo quy định.
Xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc để chậm trễ trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn, đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán, quyết toán cổ phần hóa và nộp tiền kịp thời, đầy đủ về Quỹ; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành các quy định về cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại và hiệu quả hoạt động của DNNN; có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm các vi phạm, không để tái diễn.
-
TS. Võ Trí Thành: Tăng trưởng tín dụng 14% là vừa phải
CafeLand - Nhận định về con số tăng trưởng tín dụng 14% của năm 2018, TS. Võ Trí Thành cho rằng đây là con số tăng trưởng tín dụng hợp lý, giúp kiểm soát rủi ro và hỗ trợ được tăng trưởng kinh tế.
-
Bộ trưởng Tài chính: Thất thoát đất đai từ cổ phần hóa do quy định bất cập
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc sáng 8/6, 79 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn Bộ trưởng.
-
Từ ngày 28/6, doanh nghiệp cổ phần hoá phải báo cáo hiện trạng sử dụng đất
CafeLand - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 03/2021, hướng dẫn nội dung chi tiết phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; lập và phê duyệt phương án sử dụng đất đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyể...
-
Khó thu hồi đất đã chuyển mục đích sử dụng sau cổ phần hóa
Theo Bộ Tài chính, khó có thể thu hồi và đấu giá đối với diện tích đất được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng khác với phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa.