Theo thông tin từ UBND tỉnh Bắc Ninh, nhà máy điện rác Thăng Long tại thị xã Quế Võ hiện đã cơ bản hoàn thành quá trình thi công, sẵn sàng vận hành thử nghiệm.
Tính đến tháng 11/2024, quá trình xây dựng và lắp đặt nhà máy đã hoàn thành gần 100%. Các hoạt động chạy thử nghiệm cũng đã đạt được 90% tiến độ.
Hiện tại, nhà máy đã bắt đầu quá trình đốt lò bằng nhiên liệu RDF. Dự kiến vào cuối tháng 11, hệ thống lò hơi và tuabin sẽ được chạy thử nghiệm toàn diện. Đến đầu tháng 12/2024, nhà máy sẽ tiến hành chạy thử nghiệm để ổn định hệ thống và hoàn thiện các thủ tục pháp lý.
Theo kế hoạch, nhà máy này sẽ chính thức đi vào vận hành thương mại vào quý 1/2025.
Nhà máy điện rác Thăng Long
Nhà máy điện rác Thăng Long được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 5ha với công suất xử lý 600 tấn rác/ngày đêm, công suất phát điện là 11MW. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 1.400 tỉ đồng (tương đương 58,3 triệu USD).
Nhằm xử lý triệt để chất thải rắn và bổ sung nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai 4 dự án xây dựng nhà máy đốt rác phát điện tại các huyện, thị xã Quế Võ, Thuận Thành và Lương Tài, với tổng công suất khoảng 1.800 tấn/ngày đêm.
Đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã đưa vào vận hành 3 nhà máy xử lý chất thải, gồm nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt công nghệ cao phát năng lượng tại xã Ngũ Thái (thị xã Thuận Thành), nhà máy đốt rác phát điện xã An Thịnh (huyện Lương Tài) và khu liên hợp xử lý chất thải công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt phát điện nằm trên địa bàn thị xã Quế Võ.
Liên quan đến hoạt động của các nhà máy đốt rác phát điện trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải khẳng định, tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện, tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để các nhà máy đốt rác phát điện đi vào vận hành, góp phần giải quyết triệt để vấn đề rác thải trên địa bàn tỉnh.
Bắc Ninh có diện tích 822,7km2, là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, chiếm 0,15% diện tích cả nước. Theo quy hoạch, Bắc Ninh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, với mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế và văn hóa năng động của khu vực phía Bắc. Tỉnh này cũng hướng đến việc phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại, với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 8-9% mỗi năm và thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 346,6 triệu đồng. |
-
Sắp đưa vào vận hành nhà máy điện rác hơn 4.800 tỷ tại Hà Nội
Dự án nhà máy điện rác Seraphin nằm trong khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, Hà Nội có công suất xử lý rác thải sinh hoạt là 2.250 tấn/ngày, công suất phát điện là 37MW với tổng mức đầu tư 4.855 tỷ đồng.
-
Siêu dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Quảng Trị
Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng có công suất 1.500 MW, do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư, với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD)....
-
Dự án nhà máy điện rác 2.300 tỷ tại huyện Vĩnh Cửu nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai có tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 dự án có công suất xử lý 800 tấn/ngày, phát điện 20MW. Giai đoạn 2 nâng công suất ...
-
Xây nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới, đủ cung cấp điện cho 74.000 hộ gia đình
Nhà máy điện mặt trời được xây dựng nổi trên vùng ven biển phía tây Đài Loan với công suất 373 MW, dự kiến sẽ cung cấp đủ điện cho 74.000 hộ gia đình.