Đó là nhận định của Bộ Xây dựng trong báo cáo mới đây về thị trường bất động sản Việt Nam năm 2020.
Bộ Xây dựng cho biết, trong năm qua, dù có ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 nhưng nhìn chung giá nhà đất vẫn tăng so với năm 2019. Cụ thể, nếu tính theo mức giá bình quân trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố hoặc cấp huyện thì giá nhà đất tăng khoảng 3 – 5%. Tuy nhiên, trong năm qua có một số địa phương trở thành điểm nóng khi giá bất động sản một số dự án, khu vực bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực tế.
Giá nhà tăng mạnh ở thành phố Thủ Đức
Cụ thể, tại TP.HCM giá nhà đất khu vực 3 quận gồm quận 2, quận 9 và Thủ Đức đã tăng một cách đột biến ngay sau khi có thông tin về việc sáp nhập ba quận này thành thành phố Thủ Đức.
Ghi nhận thực tế, giá đất mặt tiền trên các tuyến đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Phước Thiện, Hoàng Hữu Nam, Nguyễn Văn Tăng thuộc quận 9 một số vị trí đã cán mốc 100 triệu đồng/m2. Tại quận Thủ Đức, người dân cho biết mức giá đất ở một số vị trí đắc địa đã vượt lên trên 160 triệu đồng/m2. Với phân khúc căn hộ, mức giá trung bình đã đạt khoảng 50 triệu đồng/m2, thậm chí có dự án mới ra mắt đã lập đỉnh giá của khu vực 100 triệu đồng/m2.
Tại Hà Nội, một số khu vực đất đai người dân quản lý trong làng xã các vùng Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức có mức giá 25 – 30 triệu/m2 tăng 50% so với năm 2019; các vùng như Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20 – 30% so với năm 2019.
Với lợi thế tiếp giáp TP.HCM cùng hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm đang triển khai xây dựng khiến giá nhà đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng tăng mạnh trong năm 2020. Đặc biệt, khu vực quanh dự án sân bay Long Thành đang là nơi có biên độ tăng giá mạnh nhất. Mức giá bình quân khu vực này trong năm 2019 chỉ khoảng 13 – 15 triệu đồng/m2 thì nay đã lên khoảng 22 triệu đồng/m2. Một số khu vực tại thị trấn Long Thành giá đất lên đến 100 triệu đồng/m2.
Ngoài các khu vực trên, giá nhà đất tại một số nơi như Bình Thuận, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu… cũng có bước tăng giá đáng kể.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, tại một số khu vực giá cả hàng hóa bất động sản, nhất là giá nhà ở hiện chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản, cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân.
Nguyên nhân là thị trường có sự xuất hiện của các nhóm đầu cơ bất động sản lợi dụng các yếu tố như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị...để "thổi giá" nhằm thu lợi bất chính.
"Giới đầu cơ bất động sản lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị... để đẩy giá lên cao thu lợi bất chính làm bất ổn cho thị trường bất động sản tại một số khu vực (như các khu vực dự kiến quy hoạch lên quận của Hà Nội, khu vực thành lập Thành phố Thủ Đức, Thành phố Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang…)", báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết.
Giá nhà đất tăng nóng có sự tham gia của nhóm đầu cơ
Một ví dụ điển hình cho hiện tượng đầu cơ thổi giá trong năm qua là những cơn sốt đất nền chớp nhoáng diễn ra ở một số khu vực thuộc Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu. Cụ thể, tháng 2/2020, xã Bình Ba, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành “chảo lửa” của cơn sốt đất ngay sau khi có thông tin về việc tập đoàn này đề xuất xin khảo sát thực hiện hai dự án quy mô hơn 800ha tại đây.
Thời điểm đó, mỗi ngày có hàng trăm lượt ô tô liên tục khuấy đảo các nẻo đường của vùng quê vốn bình yên để săn tìm mua đất. Những giao dịch chớp nhoáng đã đẩy giá đất tại Bình Ba tăng đột biến chỉ trong vài ngày. Nếu như trước đây, đất mặt tiền quốc lộ 56 chỉ dao động quanh mức 200 – 250 triệu đồng/ một mét ngang thì nay đã chạm ngưỡng 550 – 600 triệu đồng/mét ngang. Tuy nhiên, cơn sốt này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian vài tuần rồi trầm lắng, nhà đầu tư tháo chạy.
Theo các chuyên gia bất động sản, giá nhà đất tăng ăn theo sức nóng từ quy hoạch, các dự án cơ sở hạ tầng… là điều tất yếu. Tuy nhiên, đây không phải là câu chuyện của ngắn hạn mà cần tầm nhìn dài hơi. Việc lướt sóng dựa trên những thông tin sơ khai chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm ít các nhà đầu cơ, còn lại số đông sẽ trở thành nạn nhân nếu không tỉnh táo.
-
Vì sao bất động sản lên cơn sốt?
CafeLand - Lịch sử phát triển thị trường bất động sản Việt Nam và trên thế giới cho thấy, những khủng hoảng trên thị trường bất động sản có thể lây sang cả thị trường tài chính và nền kinh tế.
-
Tin vui cho người dân tại TP.HCM
Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, 4 cây cầu huyết mạch gồm Phước Long, Tăng Long, Tân Kỳ - Tân Quý, và Bà Hom đang trong giai đoạn nước rút để kịp thông xe, sẽ giúp giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ thành phố. Đây là tin vui lớn cho...
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....
-
Đề xuất giảm vốn đầu tư, gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành
Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành được đề xuất giảm tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, đồng thời gia hạn thời gian hoàn thành đến hết tháng 9/2026.