Macquarie (1969) là tập đoàn tài chính đa ngành, đa quốc gia có trụ sở và được niêm yết tại Australia, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư tài chính và phát triển cơ sở hạ tầng.
Tập đoàn Macquarie hiện có hơn 21.000 nhân viên, hoạt động tại 34 quốc gia, với tổng tài sản quản lý hơn 573,5 tỷ USD. Năm 2023, lợi nhuận ròng của tập đoàn này đạt 3,4 tỷ USD.
Còn Corio Generation (2012) là công ty con thuộc Tập đoàn Macquarie, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phát triển điện gió ngoài khơi, năng lượng tái tạo. Công ty này đang quản lý một trong những danh mục đầu tư điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới, với công suất trên 30 GW tại Anh, Na Uy, Thụy Điển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Yi-Hua Lu, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Công ty Corio thuộc tập đoàn Macquarie - Ảnh: VGP
Tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Yi-Hua Lu, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Công ty Corio đã trình bày kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Theo đó, Corio Generation muốn đầu tư vào các dự án điện gió ngoài khơi, đồng thời nêu một số khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án và đề xuất giải pháp tháo gỡ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao hoạt động đầu tư kinh doanh của Tập đoàn Macquarie, Công ty Corio Generation thời gian qua tại Việt Nam. Thủ tướng đề nghị Corio xây dựng đề án thí điểm điện gió ngoài khơi, mang lại lợi ích cho hai bên.
“Điều quan trọng là giá thành điện gió phải phù hợp, các bên cùng có lợi”, Thủ tướng nói và giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo giải quyết, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng.
Thủ tướng cũng mong muốn Corio đa dạng hóa đối tác tại Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hoặc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cũng là doanh nghiệp giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực điện gió.
“Việt Nam muốn phát triển ngành công nghiệp điện gió, do đó đề nghị tập đoàn chú trọng hỗ trợ, chuyển giao công nghệ chứ không chỉ đầu tư”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến năm 2030, nguồn nhiệt điện khí phải đầu tư mới trên 30.420 MW, trong đó 75% là điện khí LNG (22.824 MW). Điện gió ngoài khơi sẽ đạt khoảng 6.000 MW vào 2030, có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý.
Trước đó, tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Australia diễn ra ngày 5/3, Công ty Corio Generation ký biên bản ghi nhớ với Tổng công ty Phát điện 3 (thuộc EVN) về hợp tác phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
-
Dự án xuất khẩu 1,2 GW điện gió sang Singapore qua 1.000 km cáp ngầm dưới biển có diễn biến mới
Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) và Sembcorp Utilities Ltd (SCU) sẽ hợp tác đầu tư trang trại điện gió ngoài khơi tại Việt Nam để xuất khẩu khoảng 1,2 GW điện sạch sang Singapore qua đường cáp ngầm cao thế dưới biển.
-
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khi phát triển điện khí LNG, điện gió ngoài khơi
Trong bối cảnh việc các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi gặp khó, các doanh nghiệp đề xuất cơ chế đặc thù để tháo gỡ.








-
Tập đoàn Trung Quốc đã rót 2,8 tỷ USD vào Việt Nam, muốn đầu tư thêm vào năng lượng tái tạo
Tại Việt Nam, Tập đoàn Hoa Điện đã đầu tư khoảng 2,8 tỷ USD vào các dự án điện với tổng công suất lắp đặt đạt 1,5 GW, gồm: Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải; 4 dự án điện gió tại Đắk Lắk....
-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí có gì đáng chú ý?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2025/NĐ-CP trong đó quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên.
-
Đề xuất mới về thẩm quyền quyết định chủ trương xây nhà máy điện hạt nhân
Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Chính phủ đề xuất phân quyền quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng thay vì Quốc hội.