Theo số liệu thống kê từ Hải quan Nhật Bản, Nhật Bản đã xuất khẩu khoảng 623.000 tấn thép phế liệu trong tháng 9/2022, tăng 26% so với tháng 8 và tăng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thép phế liệu của Nhật Bản đạt khoảng 4,7 triệu tấn, giảm 19,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Việt Nam giảm một nửa lượng thép phế liệu nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản
Được biết, Việt Nam là nước nhập khẩu phế liệu nhiều thứ hai của Nhật Bản trong năm 2022, sau Hàn Quốc. Cụ thể, lượng sắt thép phế liệu từ Nhật Bản đổ về Việt Nam gần đây gia tăng. Cụ thể, trong tháng 9 mặt hàng này nhập về Việt Nam đạt gần 148.000 tấn, tăng 29,3% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, do tình hình sản xuất và tiêu thụ thép suy yếu trong thời gian qua khiến lượng thép phế nhập khẩu từ Nhật Bản giảm rõ rệt. Sau 9 tháng, Việt Nam nhập khoảng 1,05 triệu tấn phế liệu sắt thép từ quốc gia này, giảm mạnh tới 42% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện, phế liệu sắt thép được phép nhập khẩu vào Việt Nam phục vụ cho tái chế, đầu vào sản xuất. Rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành sắt thép của Việt Nam sử dụng các loại sắt thép phế liệu cho công đoạn nung, luyện phôi gang để tạo sản phẩm mới.
Trên thị trường, giá thép phế nội địa trong tháng 9/2022 tăng từ 400.000-700.000 đồng/tấn, hiện đang ở mức 8,9-10,1 triệu đồng/tấn, theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam.
Trong khi đó, giá thép phế liệu loại HMS 1/2 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á được điều chỉnh giảm 35 USD/tấn so với tháng 9, ở mức 405 USD/tấn tại thời điểm ngày 6/10.
Với việc giá thép phế liệu cùng một số loại nguyên liệu đầu vào khác trong sản xuất thép biến động khó lường, một số doanh nghiệp thép trong nước thông báo điều chỉnh giảm giá thép xây dựng 3 lần thứ trong tháng 10 với mức giảm 610.000 - 970.000 đồng/tấn.
Hiện giá thép đang dao động quanh mức 15 triệu đồng/tấn, tùy loại thép và thương hiệu, tuy nhiên vẫn còn cao hơn so với hồi đầu năm.
Với ngành thép trong nước, do nguồn cung cấp sắt thép vụn trong nước chỉ đạt gần 40% nhu cầu nên các doanh nghiệp phải sử dụng 60% nguyên liệu sắt thép phế liệu nhập khẩu để đáp ứng đủ cho sản xuất.
Dự kiến trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế liệu khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn.
-
Giá thép nguyên liệu HRC xuống đáy 2 năm
Giá thép cuộn cán nóng HRC tại Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm do nhu cầu mặt hàng này tiếp tục suy yếu, lãi suất tăng cao đã dẫn đến hoạt động của các ngành sử dụng thép chậm lại.








-
Tin vui cho doanh nghiệp sản xuất thép cuộn trong nước
Việt Nam được loại trừ khỏi thuế tự vệ tạm thời đối với thép cuộn nhập khẩu vào Nam Phi, do lượng thép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này dưới 3%. Đây là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và gia tăng thị phần tại thị...
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước sẽ vui mừng khi biết thông tin này!
Các sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC xuất xứ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá từ 23,1% đến 27,83%, áp dụng từ 6/7/2025 và kéo dài 5 năm. Việc áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với thép HRC Trung Quốc được xem là tín hiệu tích cực n...
-
Doanh nghiệp Việt nhập khẩu thép HRC khổ lớn dùng để sản xuất gì?
Thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các mác thép thông dụng, phổ biến (Q235B, Q355B, SAE 1006, SS400, A36…), được dùng sản xuất tôn, ống thép, kết cấu xây dựng, tương tự thép HRC thông thường....