Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định số 13/2023/QĐ-TTg ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Cụ thể, các loại phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất trong nước bao gồm: Phế liệu sắt, thép, gang; phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic); phế liệu giấy; phế liệu thủy tinh; phế liệu kim loại màu.
Sắt, thép phế liệu là một trong số những loại phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất
Tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở của mình theo đúng công suất thiết kế để sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2023 và thay thế Quyết định số 28/2020/QĐ-TTg ngày 24/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Theo đó, đối với các loại phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài theo giấy phép môi trường thành phần hoặc giấy phép môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 1/6/2023 có tên gọi khác so với Quyết định này thì được tiếp tục nhập khẩu đến hết hiệu lực của giấy phép trước đó.
Ngoài ra, kể từ ngày 1/6, việc nhập khẩu xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép làm nguyên liệu sản xuất xi măng được thực hiện theo quy định của pháp luật sản phẩm, hàng hóa về vật liệu xây dựng.
Ghi chú: Mã hóa hàng hóa (mã HS) trong Danh mục này được sử dụng theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
Tại Việt Nam, do nguồn cung cấp sắt thép vụn ở trong nước chỉ đạt gần 40% nhu cầu nên các doanh nghiệp phải sử dụng 60% nguyên liệu sắt thép phế liệu nhập khẩu để đáp ứng đủ cho sản xuất.
Hiện tại, các nhà máy sản xuất thép trong nước còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite… Do đó, khi giá các nguyên liệu đầu vào biến động sẽ làm giá thép thành phẩm trong nước cũng phải điều chỉnh theo thị trường thế giới.
Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá các nguyên liệu đầu vào trong thời gian qua tiếp tục duy trì đà giảm mạnh. Đặc biệt, giá quặng sắt - nguyên liệu chính cho sản xuất thép đã giảm khoảng 10 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 4/2023, xuống còn 110 USD/tấn. Theo đó, mức giá này giảm khoảng 100 USD/tấn so với mức giá cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 5/2021 (210-212 USD/tấn).
Trong khi đó, giá thép phế liệu loại HMS1/2 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á được điều chỉnh giảm 25 USD/tấn, xuống còn 405 USD/tấn. Thép phế nội địa điều chỉnh giảm từ 400.000-600.000 đồng/tấn, xuống còn 8,8-9,2 triệu đồng/tấn.
“Giá phôi thép và nguyên vật liệu giảm là lý do để các doanh nghiệp sản xuất thép điều chỉnh giảm giá bán thép thành phẩm cho phù hợp với chi phí đầu vào”, VSA nhận định.
Trên thị trường, một số doanh nghiệp sản xuất thép tiếp tục điều chỉnh giảm giá bán tại thị trường nội địa với mức giảm 60.000-210.000 đồng/tấn, đưa giá thép về dưới 15 triệu đồng/tấn, tùy loại thép và thương hiệu. Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá thép xây dựng trong nước ghi nhận 6 lần giảm liên tiếp, với mức giảm hơn 2 triệu đồng/tấn.
-
Cắt giảm sản xuất, Việt Nam dè dặt nhập khẩu thép phế liệu
9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu hơn 1,05 triệu tấn thép phế liệu từ thị trường Nhật Bản, giảm tới 42% so với cùng kỳ.
-
Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu phế sắt thép phế liệu từ Nhật Bản
Nhật Bản đang là thị trường hàng đầu cung cấp sắt thép phế liệu cho Việt Nam với hơn 114.000 tấn trong tháng 8/2022, tăng 34% so với cùng kỳ.
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.
-
Doanh nghiệp Việt chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng mà nước ta đang sản xuất nhiều
10 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tới 10,5 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, trong đó nhiều nhất là nhập từ Trung Quốc.
-
Tại sao các tập đoàn logistics lớn đang săn lùng container “made in Vietnam”?
Container "made in Vietnam" đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các tập đoàn logistics lớn đến từ Mỹ, Brazil và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia…