Tuy nhiên, không đồng ý với kết luận của tòa sơ thẩm, công ty này đã nộp hồ sơ kháng cáo lên tòa án Quận 3 để giải quyết. Chưa thể khẳng định vụ việc sẽ kết thúc như thế nào, nhưng đằng sau đó cũng đặt ra nhiều vấn đề cho các bên liên quan.
Nếu công ty Quốc Cường không kháng cáo?
Theo bản án sơ thẩm ngày 17/6/2013, Công ty Quốc Cường phải trả cho nguyên đơn 258 triệu đồng tiền chậm giao căn hộ. Ngoài ra, công ty này phải trả gần 13 triệu đồng án phí dân sự sơ thẩm.
Nói về lý do kháng cáo, bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai - cho rằng Công ty Quốc Cường đã cố gắng vay mượn xây dựng hoàn thiện để giao nhà khi 75% khách hàng không thanh toán đúng thời hạn. Điều này đã dẫn đến khoản lỗ 20 tỷ đồng mà công ty này phải chịu. Tuy nhiên, căn cứ theo hợp đồng, khách hàng thanh toán trễ thì phải chịu lãi phạt. Lấy việc khách hàng A thanh toán trễ để biện minh cho việc giao trễ căn hộ cho khách hàng B là không hợp lý. Bởi lẽ, mọi quyền lợi và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa khách hàng B và Công ty Quốc Cường đều phải căn cứ theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.
Mặc dù vậy, nhìn ở khía cạnh khác, trong thời gian chờ đợi tòa phúc thẩm, Công ty Quốc Cường không phải thực hiện theo bản án do tòa sơ thẩm đã tuyên. Dù tòa phúc thẩm sẽ tuyên thế nào thì khách hàng cũng thấy rằng không dễ dàng gì để nhận được tiền từ Công ty Quốc Cường. Trong một diễn biến khác, ngày 10/7/2013 Quốc Cường Gia Lai đã công bố bán hết cổ phần trong Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Nhà Quốc Cường vừa mới bị tuyên thua kiện. Đây có thể là bước đi nữa của chủ đầu tư này để làm nản chí những khách hàng khác cũng đang muốn đâm đơn kiện. Việc thanh toán cho khách hàng theo số tiền trong án sơ thẩm đối với Công ty Quốc Cường sau vụ kiện không phải là quá lớn, nhưng doanh nghiệp này sẽ khó lường hết hậu quả khi hàng loạt khách hàng khác cũng sẽ noi theo tiền lệ.
Bài học cho người mua căn hộ
Để xảy ra tranh chấp, kiện tụng với chủ đầu tư là điều không khách hàng nào mong muốn. Do đó, việc “chọn mặt gửi vàng” khi mua căn hộ phải hết sức thận trọng, nhất là với trường hợp người dân chưa có kinh nghiệm giao dịch bất động sản. Theo Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân - Giảng viên bộ môn BĐS, Trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh – khi mua căn hộ, người dân nên tìm hiểu xem những dự án trước đây của chủ đầu tư này có chất lượng không, tiến độ có đảm bảo không, sự phát triển của dự án có tốt không… trước khi đặt bút ký. Việc chọn chủ đầu tư uy tín sẽ giúp khách hàng tránh được những rắc rối phát sinh về sau. Trường hợp khách hàng đi mua thứ cấp thì phải xem xét đây là hợp đồng góp vốn hay hợp đồng mua bán. Trong hợp đồng mua bán phải có điều khoản thừa hưởng toàn bộ quyền và nghĩa vụ phát sinh. Hợp đồng mua bán này phải được công chứng.
Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, thị trường ngày càng lộ diện những chủ đầu tư yếu kém, thận trọng trong giao dịch bất động sản là hết sức cần thiết. Bên cạnh việc tự trang bị kiến thức, tìm hiểu những thông tin liên quan thì nhờ luật sư tư vấn cũng là một phương án giúp giảm thiểu rủi ro cho khách hàng.
-
Thu thuế từ chuyển nhượng bất động sản giảm mạnh
Không chỉ thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản giảm tốc, mà thu lệ phí trước bạ từ nhà đất cũng đang sụt giảm mạnh.
-
Bộ Tài chính nghiên cứu thu thuế nhà đất, trình Quốc hội năm 2024
Theo Tuổi trẻ, Bộ Tài chính lên kế hoạch trong năm 2023 sẽ trình Quốc hội xem xét và năm 2024 ban hành Luật thuế liên quan đến tài sản.
-
Không lấy giá hợp đồng để tính thuế khi giao dịch đất đai
Cần có chế định đăng ký để người dân phải khai bằng giá thật, không lấy giá hợp đồng để bắt người dân đóng nghĩa vụ, trách nhiệm về thuế khi giao dịch đất đai.