Người lao động phải về quê do khó khăn vì dịch bệnh
Ngay sau khi TP.HCM và một số tỉnh lân cận như Đồng Nai hay Bình Dương nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội thì hàng chục nghìn người lại đổ ra đường để về quê.
Họ là lao động đến từ nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước. Họ từng phải rời quê hương để đến với những trung tâm kinh tế lớn như TP.HCM, Đồng Nai hay Bình Dương để tìm kiếm việc làm, mong một cuộc sống ổn định hơn.
Tuy nhiên, những ảnh hưởng của dịch bệnh khiến người lao động mất việc, không có thu nhập, không thể cầm cự nổi ở thành phố nên đành khép lại "giấc mơ' để hồi hương.
Những người lao động bất đắc dĩ phải về quê, những người ở lại cũng không giấu được sự lo âu. Trong đó, có những chủ nhà cho thuê trọ.
Ông Tuấn, đang có dãy trọ hơn 30 phòng ở TP. Thủ Đức. Thời điểm trước dịch phòng trọ của ông luôn kín chỗ cho sinh viên, công nhân thuê. Với giá thuê khoảng gần 2 triệu đồng mỗi tháng, vợ chồng ông Tuấn sống khoẻ với khoản thu nhập đều đặn gần 60 triệu đồng.
Tuy nhiên, kể từ khi dịch Covid – 19 bùng phát, nguồn thu từ cho thuê phòng trọ không còn được như trước. Sinh viên không học nên trả phòng về quê chưa hẹn ngày quay trở lại. Trong khi đó, những gia đình công nhân ở lại cầm cự được ông giảm giá thuê 50%.
Nhưng đợt dịch thứ 4 ảnh hưởng quá nặng nền khiến nhiều công nhân mất việc làm, không còn thu nhập để cầm cự ở thành phố nên đồng loạt xin trả phòng để về quê.
“Họ về quê vì không còn cách nào khác. Mình thương nhưng cũng chỉ giảm được giá phòng chứ không đủ sức để giúp họ trụ lại. Phòng trọ bị bỏ trống mình thất thu nhưng chấp nhận chứ sao giờ”, ông Tuấn nói.
Nhiều chủ trọ lo vắng khách thuê (ảnh minh hoạ)
Bà Linh, một chủ trọ khác ở TP. Thủ Đức lại đang lo lắng. Để xây dựng 4 căn nhà liền kề cho thuê bà Linh phải vay ngân hàng số tiền 1 tỉ đồng. Mỗi tháng phải trả ngân hàng tiền lãi và gốc gần 16 triệu.
Trước đây, với nguồn thu khoảng 24 triệu từ 4 căn nhà trên bà Linh không quá lo lắng nhưng bây giờ khách rục rịch xin trả nhà khiến bà “mất ăn mất ngủ”.
“Chưa bao giờ xảy ra tình trạng như vậy. Người dân về quê rồi không biết khi nào họ mới quay trở lại. Nếu nhà bị bỏ trống kéo dài thì tôi không biết xoay đâu để trả nợ ngân hàng”, bà Linh nói.
Không chỉ các chủ nhà, rất nhiều nhà đầu tư kiếm lời từ việc thuê nhà rồi cho thuê lại cũng đang khủng hoảng do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Nguyễn Khôi, một nhà đầu tư cho biết, anh cùng nhóm bạn hùn tiền để tìm nhà thuê rồi cho thuê lại. Mỗi căn nhà khoảng 2 đến 3 tầng lầu, giá thuê từ 10 đến 15 triệu đồng/ tháng.
Nhà cho thuê ở những khu vực đông sinh viên, người lao động nên nên không khi nào vắng khách. Trước dịch, công việc cho thuê mang lại dòng tiền ổn định. Tuy nhiên, từ khi dịch bệnh bùng phát thì dòng tiền đứt gãy.
Để hỗ trợ và giữ chân khách thời gian đầu anh Khôi giảm tiền thuê nhà. Nhưng trong đợt dịch lần này thì khả năng cầm cự của chủ lẫn khách đều không còn trụ nổi. Hiện tại, đã có một số khách liên hệ để xin trả phòng để về quê.
“Nếu khách không trả phòng thì với tình hình khó khăn kéo dài như thế này chúng tôi cũng phải tạm ngừng hoạt động”, Khôi nói.
Theo hợp đồng, nếu đơn phương trả phòng thì khách sẽ mất khoản tiền cọc 1 tháng. Tuy nhiên anh Khôi cho biết, sẽ không lấy mà trả lại để họ về quê bởi bây giời ai cũng khổ quá rồi.
-
Dịch vụ cho thuê nhà trọ ở TPHCM lao đao vì dịch bệnh, hết thời "hốt bạc"
Nhà phố cho thuê vốn là phân khúc "hái ra tiền" trước đại dịch. Tuy nhiên, thời hoàng kim của phân khúc này đã thuộc về dĩ vãng.
-
eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch
Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...
-
Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục
Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...
-
Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền
Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...