Trong chiến lược phát triển đến năm 2020, thành phố Thái Nguyên sẽ là đô thị hiện đại, năng động và hiệu quả, trung tâm hành chính quốc gia về văn hoá, khoa học, đào tạo, du lịch tầm khu vực. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, không ít dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên chậm tiến độ, hoặc không thể triển khai.
Thực trạng này đang làm cho bộ mặt đô thị nhếch nhác, dẫn đến cuộc sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân tại những khu vực dự án “treo” gặp rất nhiều khó khăn.
Cuộc sống tạm bợ của người dân trong dự án.
Điển hình nhất phải kể đến Dự án Khu nhà ở Bắc Sơn - Sông Hồng ở phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên. Dự án này được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 2580/2009/QĐ-UBND giao cho Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Sông Hồng làm chủ đầu tư, với diện tích trên 15ha, dự kiến thời gian hoàn thành vào năm 2013.
Dự án Khu nhà ở Bắc Sơn - Sông Hồng được kỳ vọng sẽ làm thay đổi diện mạo đô thị tại khu vực phường Hoàng Văn Thụ. Chính vì vậy, dự án này được người dân hết sức ủng hộ, tạo điều kiện cho các cơ quan hữu quan thống kê, kiểm đếm, lập dự toán bồi thường.
Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có 20 hộ dân nhận được tiền đền bù và hơn 10 năm qua những hộ này vẫn phải đi thuê nhà để ở vì chưa nhận được đất tái định cư. Dự án chậm tiến độ cũng làm cho đời sống của các hộ dân ở đây vô cùng điêu đứng, có đất không xây được nhà, hỏng không thể sửa chữa, con cái lập gia đình không biết ở đâu.
Bà Lưu Thị Hiền, ở tổ 1, phường Hoàng Văn Thụ cho biết, cả khu vực dự án mưa thì ngập lụt, ao tù, nước đọng, bốc mùi hôi thối.
Theo bà Hiền: "Sau 11 năm không triển khai, cuộc sống chúng tôi quá khổ sở nhà sắp sập hết rồi, sửa cũng không được, bán cũng không được. Gia đình chúng tôi là hộ kinh doanh, dự án vào đường xá cày xới linh tinh khách hàng không vào được nên khó khăn. Nhiều người đã phải đi chỗ khác chúng tôi cũng kiến nghị nhiều lần lên các cấp nhưng cũng không được kết quả gì".
Ông Lưu Văn Trụ, cũng ở trong khu vực dự án Bắc Sơn- Sông Hồng bức xúc cho biế, hơn 100 hộ dân ở đây chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, nhiều hộ sản xuất cơ khí, làm đồ mộc, 10 năm qua không dám đầu tư phát triển sản xuất. Khi dự án đến bà con đều dừng lại giao đất cho dự án, nhưng dự án không trả tiền đền bù, đất thì vẫn giữ. 10 năm nay nhiều hộ bị vỡ nợ do dừng không đầu tư sản xuất, mọi người nghĩ dự án trả tiền để trả ngân hàng nhưng không có nên nợ cứ tăng lên.
Nhà xưởng bỏ hoang sắp sập không thể đầu tư sửa chữa.
Lẽ ra một dự án chậm tiến độ đến hơn 10 năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của hàng trăm hộ dân ở phường Hoàng Văn Thụ, thì UBND tỉnh Thái Nguyên phải cương quyết trong việc thu hồi. Thế nhưng, tháng 9/2018 UBND tỉnh Thái Nguyên lại ra quyết định Số 2669/ QĐ-UBND cho phép điều chỉnh dự án, tăng vốn, tăng diện tích sử dụng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2020.
Trao đổi với phóng viên VOV, ông Nguyễn Văn Tuệ, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, thành phố Thái Nguyên cho biết: "Hiện nay chủ dự án này đang tiến hành làm việc với Trung tâm quỹ đất thành phố tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng, khẳng định dự án này đã được tỉnh các ngành phê duyệt và đang được tái khởi động lại".
Đặt câu hỏi tại sao dự án chậm tiến độ đến hơn 10 năm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng trăm hộ dân mà không bị xử lý thu hồi? Ông Mai Ngọc Khanh, Trường Phòng Đấu thầu, Thẩm định, Sở KH& ĐT tỉnh Thái Nguyên cho biết, theo Luật Đầu tư quy định, nếu chủ đầu tư không triển khai gì thì 12 tháng sẽ tiến hành làm các thủ tục để thu hồi dự án.
"Đấy là theo luật quy định thế khi không triển khai, nhưng họ vẫn tiến hành thực xây dựng các bước lập quy hoạch nên không thu hồi được. Chính vì vậy mà sau này tỉnh vẫn chỉ đạo cho điều chỉnh thay đổi dự án" - ông Khanh cho biết thêm.
Để xảy ra tình trạng nhiều dự án chậm tiến độ là do các ngành chức năng của UBND tỉnh Thái Nguyên chưa thật sự quan tâm kiểm tra, đôn đốc và yêu cầu nhà đầu tư tập trung thực hiện dự án theo đúng tiến độ, chưa kiên quyết yêu cầu nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ của mình với dự án đã được cấp phép.
Rõ ràng việc đăng ký dự án, “lách luật” ôm đất vàng hàng chục năm trời đã khiến người dân đang hàng ngày phải sống khổ sở, vật lộn, điêu đứng. Các cấp chính quyền ở tỉnh Thái Nguyên sao có thể làm ngơ?.
-
Tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương sắp khởi công khu công nghiệp gần 4.000 tỷ đồng
Dự kiến đầu tháng 1/2025, Công ty Cổ phần Viglacera sẽ khởi công Khu công nghiệp (KCN) Sông Công II, giai đoạn 2, với tổng đầu tư gần 4.000 tỷ đồng.
-
Chủ đầu tư dự án gang thép 8.100 tỷ “đắp chiếu” 17 năm tại Thái Nguyên kinh doanh ra sao sau 11 tháng?
Dự án Tisco 2 do Gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư có tổng vốn ban đầu 3.843 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh lên hơn 8.100 tỷ đồng.
-
Hạn mức công nhận, giao đất ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Quyết định 43/2024/QĐ-UBND do UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành quy định rõ hạn mức công nhận đất ở, giao đất ở trên địa bàn tỉnh.