Nhiều diện tích rừng tại huyện Ea Súp sau khi giao các Cty lâm nghiệp quản lý bị người dân xâm chiếm, canh tác và phá rừng.
Huyện Ea Súp là địa phương nhiều năm qua nổi lên với tình trạng phá rừng, giao đất rừng lỏng lẻo.
Nhiều diện tích đất mà người dân tại một số xã như Ea Lê, Ea Bung hiện nay đang canh tác có nguồn gốc đất rừng, đất lâm nghiệp của lâm nghiệp tại Ea Súp làm ăn thua lỗ hoặc buông lỏng để mất.
Đất rừng tại xã Ea Bung lấn chiếm trái phép và việc mua bán, sang nhượng của người dân là trái pháp luật.
Đáng nói, không ít trường hợp cán bộ xã “xí” phần đất rừng dù không thuộc diện giao đất, giao rừng. Chính quyền biết chuyện nhưng không thể thu hồi vì dân đã canh tác trên đất rừng quá lâu, nếu cương quyết dễ gặp sự phản kháng quyết liệt từ phía người dân.
Năm 2005, lợi dụng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm giao đất, giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số, xã Ea Bung đã giao gần 400 ha rừng và đất lâm nghiệp cho nhóm hộ của ông Nguyễn Văn Dương – nguyên cán bộ địa chính xã Ea Bung quản lý, bảo vệ.
Đến nay, toàn bộ số diện tích rừng, đất lâm nghiệp trên đã bị mất trắng để nhường đất cho việc trồng cây lâu năm. Ghi nhận ngoài thực tế ở các khoảnh 5,7,8,9 thuộc tiểu khu 252, xã Ea Bung do nhóm hộ ông Nguyễn Văn Dương nhận khoán, toàn bộ số đất rừng giờ đã được trồng toàn bộ cao su, mía, cây lâu năm.
Theo tìm hiểu, vào năm 2007, huyện Ea Súp quyết định phê duyệt phương án giao rừng và đất lâm nghiệp cho 13 nhóm hộ với tổng diện tịch hơn 1.700 ha (đất rừng này từng do Cty Lâm nghiệp Cư M’lan quản lý - PV) tại các tiểu khu 246, 252, 259 trên địa bàn xã. Việc giao đất rừng phần lớn được giao trên giấy và một số hồ sơ không đúng đối tượng như trường hợp của nhóm hộ ông Nguyễn Văn Dương kể trên.
Sau khi được giao đất rừng, 13 nhóm hộ này đã để xảy ra tranh chấm, lấn chiếm và đều sử dụng không đúng mục đích. Vậy nên chưa đầy 10 năm kể từ ngày được giao, số diện tích 1.700ha đất rừng này đều bị bốc hơi sạch.
Ông Nguyễn Ngọc Luận – Phó Chủ tịch UBND xã Ea Bung xác nhận với PV, nhóm ông Nguyễn Văn Dương trước từng là cán bộ địa chính xã Ea Bung.
Riêng đối với diện tích hơn 1.700 ha đến thời điểm này đã bị xóa sổ hoàn toàn sau khi được giao.
Khi PV đề cập đến việc cung cấp các hồ sơ của các nhóm hộ được giao đất rừng để đối chiếu trong thực tế, ông Luận cho biết danh sách các nhóm hộ này rất nhiều và không thể nhớ hết.
“Công tác quản lý bảo vệ rừng của 13 nhóm hộ trên không hiệu quả. Sau khi được giao đất, giao rừng, nhiều nhóm hộ không triển khai công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng bị mất. Đáng nói, nhiều diện tích đất rừng sau khi được giao đã bị xâm chiếm, mua bán trái phép” – ông Luận nói.
Trước thông tin PV phản ánh về việc giao đất, giao rừng tại xã Ea Bung tồn tại nhiều bất cập, ông Nguyễn Đình Toản - Phó Chủ tịch UBND huyện Ea Súp cho biết, huyện đã chỉ đạo UBND xã Ea Bung rà soát lại toàn bộ quá trình giao đất, giao rừng cho các nhóm hộ này để xử lý.
-
Đắk Lắk khởi công tòa cao ốc phức hợp cao 7 tầng tại thành phố Buôn Ma Thuột
Sáng ngày 19/11, Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Dầu khí Minh Đức (TP.HCM) đã khởi công xây dựng tòa nhà cao ốc phức hợp Minh Đức Tower tại TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
-
Khám phá tương lai của Buôn Ma Thuột và Đà Lạt trong quy hoạch mới đến 2050
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 6/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Đắk Lắk từ 1/11/2024
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định 41/2024, quy định hạn mức một số loại đất; giấy tờ khác về quyền sử dụng đất có trước ngày 15/10/1993; điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉ...