Ngày 22/11, Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) đã thông qua Nghị quyết HĐQT về việc tăng vốn điều lệ Công ty TNHH MTV Hoa Sen Phú Mỹ.
Cụ thể, doanh nghiệp do ông Lê Phước Vũ làm Chủ tịch HĐQT sẽ góp thêm 320 tỷ đồng đồng để tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV Hoa Sen Phú Mỹ (do Hoa Sen sở hữu 100% vốn) lên 700 tỷ đồng. Theo đó, mục đích là để mở rộng sản xuất và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Được biết, Công ty TNHH MTV Hoa Sen Phú Mỹ có địa chỉ tại đường số 1A, Khu công nghiệp Phú Mỹ I, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đây là đơn vị đảm nhận vai trò sản xuất, cung ứng dòng sản phẩm tôn kẽm nhúng nóng thương hiệu Hoa Sen, với nhà máy có công suất 85.000 tấn/năm, đi vào hoạt động từ năm 2019.
Tập đoàn Hoa Sen rót thêm 320 tỷ đồng vào công ty sản xuất ống thép
Hiện tại, Hoa Sen là nhà sản xuất tôn mạ hàng đầu tại Việt Nam, nắm giữ hơn 30% thị phần tôn mạ và 20% thị phần ống thép cả nước với hệ thống 10 nhà máy sản xuất gia công, cho ra thị trường các sản phẩm tôn mạ, ống thép, ống nhựa và các phụ kiện.
Mới đây, doanh nghiệp này đã công bố Báo cáo tài chính quý 4 niên độ 2023-2024 (từ ngày 1/7/2024 đến ngày 30/9/2024) với doanh thu thuần đạt 10.100 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, giá vốn bán hàng tăng mạnh hơn khiến biên lợi nhuận gộp sụt giảm xuống mức 8,4%, so với cùng kỳ đạt 13,2%.
Doanh thu tài chính mang lại cho công ty gần 130 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Các chi phí đều tăng mạnh. Chi phí tài chính tăng 59% lên mức 98 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng tăng 65% lên mức 909 tỷ đồng, còn chi phí quản lý tăng 98% lên mức 149 tỷ đồng.
Biên lợi nhuận gộp suy giảm cộng với chi phí tăng mạnh khiến Hoa Sen báo lỗ sau thuế 186 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ niên độ trước có lãi 438 tỷ đồng.
Mặc dù lỗ lớn trong quý cuối nhưng nhờ kết quả tích cực của những quý trước, niên độ tài chính 2023 - 2024 của Hoa Sen vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 510 tỷ đồng. Doanh thu trong giai đoạn này tăng 24% so với cùng kỳ, đạt 39.272 tỷ đồng.
Tại thời điểm kết thúc ngày 30/9, tổng tài sản của Hoa Sen đạt 19.561 tỷ đồng, tăng 2.200 tỷ đồng so với thời điểm đầu niên độ. Trong đó, khoản mục tăng mạnh nhất là hàng tồn kho với hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 30% và chiếm 51% tổng tài sản. Công ty phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 334 tỷ đồng.
Tương tự, tài sản cố định trong giai đoạn này ghi nhận 4.100 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận gần 3.000 tỷ đồng.
Bên phía nguồn vốn, nợ phải trả của Hoa Sen tăng mạnh so với thời điểm đầu niên độ, lên mức 8.650 tỷ đồng. Tổng giá trị nợ vay là 5.364 tỷ đồng với toàn bộ là nợ vay ngắn hạn.
Vốn chủ sở hữu của công ty đạt 10.912 tỷ đồng, gồm 4.528 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Trong chiến lược đến năm 2029, Hoa Sen cho biết sẽ xem xét mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang các lĩnh vực như: Tài chính, ngân hàng; chứng khoán; bảo hiểm; Bất động sản; cơ khí (chính xác và chế tạo); công nghệ bán dẫn; Bất động sản (văn phòng, nhà ở, khu dân cư, đô thị); giáo dục, đào tạo; chăm sóc sức khỏe; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; đầu tư tài chính; M&A; văn hóa; nghệ thuật, biểu diễn, tổ chức sự kiện…
Tổng mức đầu tư tối đa cho các ngành nghề mở rộng không quá 5.000 tỷ đồng.
-
Theo MBS, ngành vật liệu cơ bản gặp nhiều khó khăn khi giá hàng hóa suy giảm, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn có thể ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng, điểm sáng đến từ nhóm các doanh nghiệp thép.
-
Động thái mới của Tập đoàn Hoa Sen nhằm “hồi sinh” dự án trung tâm thương mại nghìn tỷ tại Yên Bái
Chiếm thị phần lớn với tôn mạ và ống thép dường như chưa đủ, Tập đoàn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ đang liên tục rót thêm tiền để quay lại giấc mơ bất động sản dang dở nhiều năm trước.
-
Lộ diện “trùm cuối” thua lỗ nặng nhất ngành thép, là hãng thép có tiếng tại Bình Dương, sở hữu 3 nhà máy công suất 2,6 triệu tấn/năm
9 tháng đầu năm 2024, Công ty CP Thép Pomina báo lỗ sau thuế hơn 791 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 647 tỷ đồng. Đây cũng là mức lỗ nặng nhất trong số các doanh nghiệp thép đã công bố báo cáo tài chính quý 3 tính đến thời điểm hiện tại....
-
Những chiếc vỏ container “made in Vietnam” tiêu tốn tới 2.200 tỷ đồng của ông chủ Hòa Phát
Tại thời điểm cuối quý 3/2024, tổng vốn đầu tư tại dự án nhà máy sản xuất container Hòa Phát xấp xỉ 2.200 tỷ đồng, sau khi doanh nghiệp này rót thêm khoảng 300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay....
-
“Vua gỗ” một thời bị phong tỏa tài khoản ngân hàng, vừa góp vốn thành lập công ty sản xuất nội thất tại Bình Dương
Gỗ Trường Thành trước đó đã bị phong tỏa tài khoản ngân hàng do liên quan đến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Doanh nghiệp này đã bị HoSE nhắc nhở vì chậm công bố thông tin trên.