Sáng 4/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) phản ánh hiện nay còn nhiều dự án điện gió, điện mặt trời đã đầu tư xây dựng nhưng chưa đưa vào vận hành; nhiều dự án nhà ở bỏ dở, công trình xây dựng kéo dài nhiều năm nhưng chưa hoàn thành là những ví dụ về lãng phí.
“Về tài chính, lãng phí khu vực này có thể lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Song hệ lụy nó gây ra khó đo đếm hết”, ông nói.
Một trong số hệ lụy được ông Thông nhắc tới là lãng phí niềm tin nhân dân. Ông dẫn chứng, loạt dự án điện gió, mặt trời được nhà đầu tư bỏ vốn làm nhưng nhiều năm qua chưa thể đưa vào vận hành do vướng cơ chế; hoặc hàng nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn căn hộ xây dựng rồi bỏ trống, xây dựng dở dang rồi “trơ gan cùng tuế nguyệt”; rồi các công trình, dự án xây dựng hàng chục năm chưa xong…
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông, đoàn Bình Thuận
Nhìn nhận thực trạng này ở góc độ nhà đầu tư, doanh nghiệp hay cơ quan quản lý Nhà nước, theo ông Thông, đều là sự lãng phí của cải, nguồn lực xã hội.
Ngay trong Kỳ họp lần này, Chính phủ trình rất nhiều nội dung, nhiều dự án Luật nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư hay xem xét cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa…. thể hiện tinh thần kiến tạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…
Trong thời gian tới, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá những dự án, công trình có vướng mắc về mặt thể chế hiện nay ví dụ như: Các dự án qua thanh tra, kiểm tra, điều tra, bản án, các dự án chậm triển khai do các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ… để đề xuất tháo gỡ.
Theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) hồi giữa năm, hiện tượng nhà tái định cư bỏ hoang không còn hiếm gặp, riêng Hà Nội và TP.HCM có ít nhất 13.000 căn.
Tại Hà Nội, thành phố cho biết có 174 khu nhà tái định cư đang được sử dụng với tổng số hơn 14.200 căn hộ. Số căn tái định cư bỏ hoang khoảng 4.000. Nhiều dự án có người dân về ở, nhưng diện tích kinh doanh dịch vụ cũng bị bỏ trống nhiều năm, không có đơn vị nào thuê hoặc sử dụng.
Còn tại TP.HCM, thống kê của Sở Xây dựng cho thấy có gần 9.000 căn hộ tái định cư bỏ trống. Trong đó, riêng khu tái định cư Bình Khánh (TP Thủ Đức) có hơn 5.300 căn không có người ở, dự án Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) với hơn 2.000 căn bỏ hoang.
Theo VARS, trong bối cảnh nhu cầu nhà ở không ngừng gia tăng, vượt quá nguồn cung đang hiện hữu và khả năng trong tương lai hàng chục nghìn căn hộ phục vụ tái định cư đã hoàn thiện lại đang bị bỏ hoang, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.
Từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở, nhất là phân khúc căn hộ sụt giảm nghiêm trọng. Theo đơn vị này, số lượng dự án được phê duyệt ngày càng khan hiếm trong khi các dự án đang triển khai cũng chật vật bởi vướng mắc về pháp lý và nguồn vốn.
Vì vậy, tình trạng bỏ hoang nhà tái định cư cần được quan tâm, giải quyết kịp thời để đánh thức loại hình nhà ở này góp phần cải thiện nguồn cung, khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai.
-
Hà Nội sẽ bán đấu giá thu hồi vốn đối với nhà tái định cư bỏ hoang
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết đã đề xuất UBND Thành phố phương án bán đấu giá thu hồi vốn đối với lượng nhà dư thừa.
-
Tuần sau ra mắt công cụ AI kiểm soát mua bán trên sàn thương mại điện tử
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, từ tuần sau cơ quan thuế sẽ dùng công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để kiểm soát doanh thu, mua bán trên các sàn thương mại điện tử.
-
Doanh nghiệp tư nhân có thể không cần tiền, nhưng họ rất cần cơ chế
Phát biểu tại buổi thảo luận, đại biểu Trịnh Xuân An (tỉnh Đồng Nai) bày tỏ lo ngại khi tốc độ tăng vốn của đầu tư tư nhân giảm, chỉ đạt khoảng 7% trong 9 tháng đầu năm nay, bằng một nửa so với giai đoạn trước....
-
Thống nhất trình Quốc hội cơ chế tự thỏa thuận các loại đất khác làm nhà ở thương mại
Ngày 3/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất (nghị quyết)....