Sáng 28/10, nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) nêu thực tế thời gian qua giá nhà đất tại một số thành phố lớn tăng rất cao, nhất là Hà Nội và TP.HCM đã khiến cho thị trường bất động sản vừa mới phục hồi thì lại xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Cử tri lo lắng trước các hiện tượng thổi giá, tạo sóng, gây nhiễu loạn thông tin thị trường.
Đại biểu nêu rõ, tại buổi họp báo ngày 17/10 vừa qua, đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng nhận định, giá nhà đất tăng cao như thời gian vừa qua là vô lý và bất thường. Từ đầu năm đến nay, giá đất bất động sản, giá nhà đất liên tục tăng cao ở tất cả các phân khúc, từ chung cư đến nhà liền kề, đến biệt thự…, không chỉ ở các khu vực trung tâm mà sức nóng đang lan dần sang các thị trường quận, huyện vùng ven đô.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy. Ảnh: Quốc hội
“Không chỉ các khu vực trung tâm mà sức nóng còn lan sang các quận, huyện vùng ven đô, nhất là sự tăng giá đột biến ở các chung cư (cả chung cư mới và cũ), tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba so với thời gian trước đây. Với nhu cầu tăng cao như vậy dẫn đến hàng nghìn hộ dân sở hữu căn hộ chung cư thường xuyên nhận được các cuộc gọi hỏi bán nhà”, bà Thủy nêu.
Bên cạnh đó, còn nóng lên câu chuyện đấu giá đất ở một số huyện ven đô, lên tới hơn 100 triệu/m2, tương đương với đất dự án đã được đầu tư hạ tầng. Giá đất ở một số khu vực liên tục thiết lập mặt bằng mới, vượt xa thu nhập của đại bộ phận người dân.
Bà Thủy cho rằng trong bối cảnh thị trường bất động sản chưa phục hồi hoàn toàn, nhiều dự án bất động sản, nhà ở còn ách tắc, người dân, doanh nghiệp còn khó khăn mà giá nhà ở lại tăng đột biến, nhất là ở các khu vực không có dự án mới là điều bất bình thường.
Bà nói thêm lãnh đạo Bộ Xây dựng chỉ rõ tình trạng đầu cơ, thổi giá, đẩy giá là nguyên nhân chính dẫn đến giá nhà đất tăng cao thời gian qua.
Trong đó, một số hội nhóm đầu cơ, một số nhà đầu tư thổi giá, gây nhiễu loạn thông tin thị trường nhằm thao túng tâm lý của người dân để trục lợi. Thủ đoạn thường sử dụng là đẩy giá đất lên cao chót vót trong những phiên đấu giá.
Nguyên nhân thứ ba là do tồn tại tâm lý của một bộ phận người dân mua nhà đất để chờ tăng giá, và thực tiễn này có xu hướng ngày càng tăng cao. Và hiện đang thiếu trầm trọng nguồn cung cho người thu nhập thấp…
Giải pháp “kìm” giá nhà
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nhấn mạnh điều nổi cộm đó là giá bất động sản tại các thành phố lớn rất cao và liên tục tăng lên, vượt quá mức thanh toán của đại đa số người dân có nhu cầu nhà ở, đồng thời thu nhập từ bất động sản thấp so với giá vốn đầu tư bất động sản.
Theo ông Cường, trong các nguyên nhân khiến giá bất động sản cao nhưng vẫn liên tục tăng có việc các lực lượng thị trường đã tranh thủ tìm cách đẩy giá bất động sản lên để kiếm lời. Đó là, lực lượng môi giới tung tin, thổi giá. Những người đấu giá cố tình bỏ giá cao để đẩy giá thị trường lên và các doanh nghiệp lớn đưa bất động sản ra thị trường cùng bán với mức giá cao (dư luận cho rằng có bắt tay nhau, nhưng không có bằng chứng). Việc đó thiết lập một mặt bằng giá mới của thị trường.
Đại biểu Hoàng Văn Cường. Ảnh: Quốc hội
Để kiểm soát giá bất động sản, bên cạnh giải pháp về giải quyết các thủ tục pháp lý cho các dự án bất động sản để tăng nguồn cung, ông Cường kiến nghị một số giải pháp cấp bách.
Trước hết, ông Cường cho rằng, để ngăn chặn tình trạng bỏ giá cao khi đấu giá, không thể tăng tiền đặt cọc vì nếu tăng sẽ hạn chế số người tham gia, mất đi tính cạnh tranh. Do vậy, phải đưa ra quy định là người tham gia đấu giá phải chứng minh đủ tiền để mua nếu trúng đấu giá, bằng việc xác nhận tài khoản tiền gửi ngân hàng hoặc tài sản bảo đảm khác như nhà đất, và phải cam kết nếu cố tình bỏ cọc sẽ bị phong tỏa các tài sản trên để xử lý.
“Nếu có quy định như thế này thì những người có nhu cầu mua thật sẽ dễ dàng chứng minh được, đồng thời sẽ loại bỏ được những người không có nhu cầu sử dụng, tham gia đấu giá để mua đi bán lại hoặc những người cố tình bỏ giá cao rồi bỏ cọc như vừa qua. Tôi đề nghị trong Nghị quyết cần bổ sung ngay quy định này”, ông Cường nói.
Giải pháp thứ hai được ông Cường đề cập là để các doanh nghiệp bất động sản không lợi dụng khi thị trường khan hiếm nguồn cung, đưa ra giá bán cao một cách bất thường, phải đưa vào Nghị quyết đề nghị Chính phủ thực hiện ngay Điều 31 của Luật giá về kiểm tra các yếu tố hình thành giá khi có sự biến động giá bất thường. Việc kiểm tra các yếu tố hình thành giá sẽ không chỉ phát hiện được sự bất thường của giá bán cao để bảo vệ người tiêu dùng, ổn định thị trường mà còn là cơ sở để thu thuế, điều tiết phần thu nhập tăng lên do giá cao bất thường.
-
Doanh nghiệp bất động sản huy động vốn vượt quá khả năng cân đối dòng tiền để mở rộng quỹ đất
Còn tình trạng doanh nghiệp huy động vốn vượt quá khả năng cân đối dòng tiền để mở rộng quỹ đất, mở rộng đầu tư kinh doanh, sử dụng nhiều công cụ đòn bẩy tài chính. Từ đó, dẫn đến khi trình tự, thủ tục đầu tư kéo dài thì gánh nặng chi phí tài chính tăng cao, khó giảm giá bất động sản về với giá trị thực.
-
Hà Nội chốt thời gian hồi sinh sông Tô Lịch
Sáng 2/12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã trực tiếp thị sát dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, đồng thời kiểm tra tiến độ các giải pháp làm sạch sông Tô Lịch, một trong những dòng sông ô nhiễm...
-
Việt Nam có 902 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa đạt 42,7%
Đó là số liệu được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (VINASA) đưa ra tại Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 khai mạc sáng 2/12 tại Hà Nội.
-
Nhiều nhà khoa học kiệt xuất thế giới sắp xuất hiện tại Việt Nam
Theo kế hoạch, nhiều nhà khoa học kiệt xuất thế giới sẽ đến Việt Nam để tham dự sự kiện Tuần lễ Khoa học - Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 4-7/12.