Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây-Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức PPP với tổng chiều dài hơn 60km.
Ban Quản lý dự án Thăng Long vừa trình Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho Dự án xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú giai đoạn 1, triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Liên danh Xây dựng phát triển hạ tầng giao thông Trường Hải - Sơn Hải đã được đề xuất là nhà đầu tư chính thức. Tổng mức đầu tư dự án gần 8.500 tỷ đồng, trong đó vốn huy động từ nhà đầu tư khoảng 7.200 tỷ đồng, phần còn lại là vốn Nhà nước hỗ trợ (khoảng 1.300 tỷ đồng). Theo kế hoạch, dự án sẽ được thi công trong giai đoạn 2024-2026 và đưa vào vận hành từ năm 2027.
Theo đề xuất của nhà đầu tư, phần vốn không bao gồm ngân sách Nhà nước là 7.107 tỷ đồng, thời gian vận hành khai thác kéo dài trong 16 năm 11 tháng 21 ngày tính từ ngày bắt đầu thu phí.
Dự án có tổng chiều dài hơn 60km, quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường trung bình 17m. Riêng các đoạn nền đất yếu, cầu và đoạn dừng khẩn cấp sẽ thi công theo quy mô hoàn chỉnh với bề rộng nền gần 25m. Tốc độ thiết kế trong giai đoạn hoàn thiện là 100 km/h.
Tuyến đường có điểm đầu tại Km0 000 (giao với Quốc lộ 1 và cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, thuộc địa phận thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) và điểm cuối tại Km60 243,83 (giao với Quốc lộ 20, xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), kết nối trực tiếp với Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, mở rộng kết nối lên tỉnh Lâm Đồng.
Một trong những tuyến trục kết nối chiến lược của quốc gia
Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú là đoạn đầu tiên thuộc chuỗi dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (dài khoảng 200km), đóng vai trò kết nối vùng Đông Nam Bộ với khu vực Tây Nguyên qua tỉnh Lâm Đồng. Toàn tuyến đi qua các địa phương gồm Đồng Nai và Lâm Đồng, được xác định là trục giao thông chiến lược quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Lâm Đồng đang phát triển mạnh du lịch, nông nghiệp công nghệ cao và logistics.
Ý tưởng đầu tiên về tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đã được đặt ra từ hơn một thập kỷ trước, nằm trong quy hoạch mạng lưới cao tốc Việt Nam đến năm 2030. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn vốn và hiệu quả đầu tư, dự án được chia thành nhiều đoạn để triển khai dần: Dầu Giây – Tân Phú, Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương.
Đoạn Dầu Giây – Tân Phú là một trong những đoạn có điều kiện thi công thuận lợi hơn, mặt bằng ít đồi núi so với các đoạn phía Tây Nguyên, nên được ưu tiên triển khai sớm. Việc khởi động dự án này sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy tiến độ các đoạn tiếp theo, đặc biệt là đoạn Tân Phú – Bảo Lộc đang được Chính phủ giao cho UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì chuẩn bị đầu tư theo hình thức PPP.
Theo đánh giá của các chuyên gia giao thông, khi hoàn thành, tuyến cao tốc Dầu Giây – Tân Phú sẽ không chỉ giảm tải cho Quốc lộ 20, mà còn góp phần tăng cường kết nối giữa TP.HCM và các tỉnh Tây Nguyên. Đây là trục vận tải trọng yếu phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển nông sản, hàng hóa, du lịch giữa hai khu vực.
Đặc biệt, trong bối cảnh tuyến cao tốc Bắc – Nam đang hình thành và vùng Đông Nam Bộ được xác định là trung tâm công nghiệp, logistics của cả nước, tuyến Dầu Giây – Tân Phú càng có ý nghĩa quan trọng trong tổng thể chiến lược phát triển hạ tầng quốc gia.
-
Diễn biến mới tại dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú sắp khởi công
Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có chiều dài khoảng 60km, quy mô thiết kế 4 làn xe, tổng vốn đầu tư gần 8.500 tỷ đồng. Đây là một trong 3 dự án thành phần của tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương nối hai tỉnh Đồng Nai với Lâm Đồng.
-
Động thái mới của Đồng Nai triển khai dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú
UBND tỉnh Đồng Nai đã giao nhiệm vụ triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho các địa phương liên quan đến dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú. Hiện tại, các huyện Xuân Lộc, Định Quán, Thống Nhất và Tân Phú đang hoàn thiện hồ sơ tiểu dự án để trình thẩm định và phê duyệt.
-
Ngoài cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, Lâm Đồng sẽ đầu tư thêm dự án cao tốc nào trong những năm tới?
Ngoài dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dự kiến khởi công trong năm 2024, theo quy hoạch, trong những năm tới tỉnh Lâm Đồng sẽ triển khai thêm hai dự án cao tốc gồm Nha Trang – Liên Khương và Liên Khương – Buôn Ma Thuột.








-
Tiến độ dự án giải tỏa công suất nhà máy nhiệt điện 1,4 tỷ USD tại Nhơn trạch, Đồng Nai
Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái là dự án trọng điểm, phục vụ giải tỏa công suất, kết nối nhà máy điện Nhơn Trạch 3. Việc hoàn thành dự án góp phần đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn cho trung tâm phụ tải kh...
-
Đồng Nai lên kế hoạch khởi công 13 dự án nhà ở xã hội trong năm 2025
Ngày 28/4, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở xã hội chuẩn bị khởi công. Theo đó, tỉnh đang đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho người thu nhập thấp và...
-
Tin mới: Đồng Nai muốn xây cầu Cát Lái vào cuối năm 2025, kết nối TP.HCM với Nhơn Trạch
Tại buổi làm việc với TP.HCM về tình hình triển khai các dự án giao thông kết nối giữa 2 địa phương, tỉnh Đồng Nai mong muốn khởi công dự án cầu Cát Lái vào cuối năm 2025.