Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có tổng chiều dài hơn 60 km, đi qua địa bàn bốn huyện của tỉnh Đồng Nai. Để triển khai dự án, cần thu hồi gần 380 ha đất, với chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ước tính hơn 1.450 tỷ đồng.
Đoạn qua huyện Tân Phú dài hơn 18 km, cần thu hồi hơn 120 ha đất từ một số tổ chức và 85 hộ dân, trong đó có 60 hộ cần bố trí tái định cư. Huyện Tân Phú đã lên kế hoạch xây dựng khu tái định cư rộng 11 ha tại xã Phú Bình để bố trí chỗ ở cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
Tại huyện Thống Nhất, đoạn cao tốc dài gần 16 km, cần thu hồi khoảng 95 ha đất, chủ yếu là đất nông nghiệp, đất cao su và đất công, nên không cần bố trí tái định cư. Huyện đã chuẩn bị mỏ vật liệu phục vụ dự án, sẵn sàng khi triển khai.
Các huyện Định Quán và Xuân Lộc cũng đã sẵn sàng cho công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ dự án.
Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), với tổng mức đầu tư gần 9.000 tỷ đồng. Tuyến cao tốc này có điểm đầu tại nút giao với Quốc lộ 1, kết nối với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây tại thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất; điểm cuối tại Km60+243,83, giao với Quốc lộ 20, kết nối với cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc tại xã Phú Trung, huyện Tân Phú.
Dự án cũng bao gồm việc xây dựng trạm dừng nghỉ tại Km40, mỗi bên rộng 3 ha, với chi phí giải phóng mặt bằng cho trạm dừng nghỉ được tính trong tổng mức đầu tư.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương, công tác giải phóng mặt bằng cho dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú đang tiến triển thuận lợi, tạo điều kiện để dự án sớm được triển khai và hoàn thành theo kế hoạch.
Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú cùng với Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc Liên Khương là 3 đoạn tuyến thành phần của tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng chiều dài hơn 200km kết nối tỉnh Đồng Nai với Lâm Đồng.
Trong đó, cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc dài 66km, quy mô 4 làn ô tô, nền đường rộng 17m, có bố trí làn dừng khẩn cấp không liên tục với tổng mức đầu tư khoảng 17.200 tỷ đồng.
Nếu điều chỉnh quy mô đầu tư hoàn chỉnh mặt cắt ngang 22m với 4 làn ô tô, bố trí làn dừng khẩn cấp liên tục, số vốn của dự án sẽ tăng thêm khoảng 3.940 - 4.435 tỉ đồng.
Tương tự, tuyến cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương dài 73,6km, quy mô 4 làn đường, rộng 17m bố trí làn dừng khẩn cấp không liên tục với số vốn ban đầu 19.521 tỉ đồng.
Nếu bố trí làn dừng khẩn cấp liên tục, mặt cắt ngang bề rộng đường 24,7m sẽ tăng chi phí đầu tư thêm 2.539 - 2.990 tỉ đồng.
Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng cũng đang chuẩn bị các thủ tục để sớm khởi công hai đoạn cao tốc này.
-
Phó Thủ tướng ấn định thời gian phải khởi công cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đảm bảo kế hoạch khởi công tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc trong quý 1/2024. Đây là dự án nằm trong danh mục trọng điểm quốc gia.
-
Bộ Quốc phòng sẽ bàn giao 50ha đất để thực hiện dự án nâng cấp sân bay Biên Hòa
Dự án sân bay Biên Hòa sẽ được nâng cấp, mở rộng để trờ thành sân bay lưỡng dụng cấp 4E. Bộ Quốc phòng mới đây đã thống nhất bàn giao 50ha đất quốc phòng cho UBND tỉnh Đồng Nai để triển khai dự án....
-
Tuyến cao tốc 17.800 tỷ đồng đón nhận tin vui từ quyết định quan trọng của tỉnh Đồng Nai
Tổng trữ lượng đất khai thác làm vật liệu san lấp thi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tại xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai là gần 1 triệu m3 đất. Thời gian khai thác đến hết ngày 31/12/2025....
-
Đồng Nai đề nghị Trung ương hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng dự án đường sắt 3,4 tỷ USD
Ngoài tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện đã và đang triển khai hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm như sân bay Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Vành đai 3, Vành đai 4… nên cần một nguồn vốn lớn để thực hiện...