Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 3 và quý 1 các năm 2019-2023 (%). Nguồn: Tổng cục Thống kê
Tính riêng tháng 3/2023, CPI giảm 0,23% so với tháng trước, tăng 0,74% so với tháng 12/2022 và tăng 3,35% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 3, tại 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 6 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước; 5 nhóm hàng tăng giá.
6 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm nhóm giáo dục giảm mạnh nhất với 1,71%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,58%; nhóm giao thông giảm 0,16%; nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,05%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,02% chủ yếu do thời tiết các tỉnh phía Bắc ấm dần lên và nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm.
5 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng là: Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,36%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,21%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,14%. Ngoài ra, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,06%.
Tính chung quý 1/2023, CPI bình quân tăng 4,185 so với cùng kỳ. Tổng cục Thống kê cho biết, CPI quý đầu năm tăng do nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 7,17% bởi giá xi măng, sắt thép, cát tăng theo giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao.
Bên cạnh đó là do giá các mặt hàng thực phẩm tăng 4,41% do nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết tăng; học phí giáo dục tăng do một số địa phương đã tăng học phí trở lại; giá điện sinh hoạt, giá gạo tăng;…
Lạm phát cơ bản tháng 3/2023 tăng 0,22% so với tháng trước, tăng 4,88% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý 1/2023, lạm phát cơ bản bình quân tăng 5,01% so với bình quân cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,18%). Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước quý I/2023 giảm 11,09% so với cùng kỳ năm trước là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.








-
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Nhiều điểm sáng nổi bật
Bức tranh kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 nổi bật với nhiều điểm sáng khi tăng trưởng GDP đặt mức cao nhất trong 15 năm qua; kim ngạch xuất nhập khẩu tăng, cán cân thương mại duy trì xuất siêu với 7,63 tỷ USD; khách quốc tế đạt gần 10,7 triệu l...
-
Nhiều 'ẩn số' với biến động tỷ giá
Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN Phạm Chí Quang thẳng thắn nhận định, nhiều ẩn số với chính sách tiền tệ, tỷ giá trong thời gian tới.
-
Thỏa thuận thuế quan Việt - Mỹ: Cơ hội và sức ép tái cấu trúc doanh nghiệp
Thỏa thuận thương mại sơ bộ với Mỹ giúp Việt Nam tránh được mức thuế đối ứng 46%, nhưng cũng mở ra một kỷ nguyên thuế cao mới, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại và thích nghi....