22/05/2020 8:23 AM
CafeLand - Theo đánh giá của Công ty cổ phần chứng khoán FPT (FPTS), ngành xuất khẩu xi măng đang đối mặt với những khó khăn do nhu cầu tiêu thụ của các thị trường xuất khẩu chính đang sụt giảm do tác động của dịch Covid-19.

Xuất khẩu bị gián đoạn

FPTS đánh giá hoạt động xuất khẩu xi măng Việt Nam bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Hiện nay, xuất khẩu xi măng phụ thuộc vào ba thị trường chính chiếm tới 74% sản lượng xuất khẩu gồm Trung Quốc (49%), Philippines (15%) và Bangladesh (10%).

Các thị trường này đều bị gián đoạn dài ngày trong quý I và quý II/2020 do dịch Covid-19 khi Trung Quốc phong tỏa diện rộng trên cả nước trong tháng 2, Philippines phong tỏa trong tháng 3 kéo dài sang tháng 4 và Bangladesh phong tỏa trong tháng 4. Các biện pháp tạm dừng hoạt động xây dựng cũng như tăng cường rà soát y tế tại các khu vực giao thương như cảng biển đã gây đình trệ với nhiều đơn hàng xuất khẩu.

Nguồn: Hiệp hội xi măng, FPTS tổng hợp

Theo số liệu thống kê những tháng đầu năm 2020, lượng xuất khẩu xi măng sang thị trường Trung Quốc đã giảm 22%, sang Phillippines giảm 18%, xuất khẩu sang Bangladesh giảm 41% so với cùng kỳ năm 2019. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, lũy kế 4 tháng đầu năm, lượng xuất khẩu xi măng đạt hơn 10,5 triệu tấn, trị giá gần 395 triệu USD giảm 7,1% về lượng và giảm 17,9% về trị giá so với cùng kỳ.

FPTS dự kiến các thị trường xuất khẩu chính sẽ hồi phục chậm sau đại dịch. Theo ghi nhận của tập đoàn logistic và hậu cần quốc tế Agility, hoạt động xuất khẩu hàng hóa đến các quốc gia và khu vực có lệnh phong tỏa mất khoảng từ 1 – 2 tuần sau khi lệnh phong tỏa được gỡ bỏ để có thể trở lại mức hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội Xi măng Thế giới, thị trường Philippines hay Bangladesh có thể mất ít nhất một tháng hoặc lâu hơn để hồi phục do các nước này kiểm soát dịch bệnh kém hiệu quả sẽ khiến nền kinh tế tái khởi động chậm. Hiện hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã trở lại nhịp độ bình thường sau gần hai tháng bị trì hoãn.

Các doanh nghiệp đang gặp khó

Theo đánh giá của FPTS, hoạt động sản xuất xi măng trong nước chưa bị ảnh hưởng trong thời gian diễn biến dịch Covid-19.

Trong quý I/2020, sản lượng sản xuất của các nhà máy đạt 21,4 triệu tấn, tăng nhẹ 3% so với quý I/2019. Nguồn cung xi măng trên thị trường không bị ảnh hưởng do các nhà máy được phép hoạt động bình thường. Các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất cũng có sự thuận lợi nhất định khi các chi phí sản xuất giảm như giá điện, giá than, thuế tài nguyên,…

Tuy nhiên, các doanh nghiệp xi măng đang gặp khó do nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh. Theo số liệu của Hiệp hội Xi măng Việt Nam và Tổng cục Hải quan, so với cùng kỳ năm 2019, sản lượng tiêu thụ xi măng toàn ngành trong quý I/2020 ước tính giảm gần 12%, xuất khẩu xi măng giảm 15% và tiêu thụ xi măng tại thị trường trong nước giảm 11% so với cùng kỳ 2019.

Trong quý I/2020, các doanh nghiệp xi măng Việt Nam ước tính thiệt hại 2.800 tỉ đồng về doanh thu. Tồn kho toàn ngành trong quý I/2020 tăng mạnh lên mức 4,8 triệu tấn, tương đương với khoảng 30 - 45 ngày tiêu thụ.

Một số doanh nghiệp đang có vấn đề về khả năng thanh toán các khoản chi phí hoạt động đến hạn do sản phẩm tiêu thụ chậm và tình hình tồn kho kéo dài.

Các doanh nghiệp trên đang nằm trong khoảng 20% số doanh nghiệp trong ngành có tình hình tài chính yếu kém như mức nợ vay cao, thâm hụt về nguồn vốn ngắn hạn hoặc hoạt động kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm.

Trong bối cảnh sản lượng tiêu thụ quý I/2020 sụt giảm cùng với công nợ và tồn kho gia tăng làm thâm hụt nguồn vốn sản xuất kinh doah, doanh nghiệp đang xin các biện pháp hỗ trợ từ chính phủ như hoãn nộp thuế, hoãn tiền thuê đất hoặc xin miễn giảm lãi vay, gia hạn nợ từ ngân hàng.

Tuy nhiên, thời gian phê duyệt các biện pháp hỗ trợ có thể kéo dài, cũng như thủ tục chứng minh ngành nghề bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh rất phức tạp. Một số doanh nghiệp có thể không nhận được sự hỗ trợ kịp thời và phát sinh các rủi ro nghiêm trọng về tài chính.

FPTS dự báo tình hình không mấy khả quan này của ngành xi măng sẽ còn kéo dài sau đại dịch. Khi trong năm nay sẽ có 2 nhà máy mới đi vào vận hành với công suất 8 triệu tấn/năm (tương đương với 9% tổng công suất xi măng hiện tại).

Lượng công suất tăng thêm này có thể dẫn tới tính trạng tiếp tục dư cung, đi kèm áp lực cạnh tranh gia tăng giữa các doanh nghiệp gây trở ngại tới khả năng hồi phục của các doanh nghiệp xi măng sau đại dịch.

  • Xuất khẩu xi măng 4 tháng đầu năm 2020 giảm 17,9%

    Xuất khẩu xi măng 4 tháng đầu năm 2020 giảm 17,9%

    CafeLand – Do diễn biến phức tạp và kéo dài của dịch Covid-19, tình hình sản xuất, tiêu thụ xi măng ở thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu những tháng đầu năm 2020 đều giảm mạnh.

Châu An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.