Ngày 9/12, trong chương trình thăm chính thức Luxembourg, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuỗi hoạt động thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa 2 nước như dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Luxembourg, tiếp một số tập đoàn kinh tế lớn như Công ty B-Medical Systems, Paul Wurth, và CargoLux.
Công ty gang thép tỉ USD của Luxembourg muốn đầu tư vào Việt Nam
Tại đây, nhiều vấn đề, vướng mắc đang gặp phải trong quá trình hợp tác, đầu tư tại Việt Nam của các doanh nghiệp của Luxembourg đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính và các lãnh đạo cấp cao Việt Nam giải đáp.
Bên cạnh các lĩnh vực du lịch, sản xuất thiết bị y tế, vận tải hàng, một tập đoàn lớn trong lĩnh vực gang thép với doanh thu tỉ USD của Luxembourg cũng bày tỏ mong muốn đầu tư tại Việt Nam.
Được biết, SMS là tập đoàn lớn của Luxembourg cung cấp công nghệ luyện kim trên toàn cầu, có doanh thu khoảng 2,6 tỉ EURO vào năm 2021. Paul Wurth là công ty thành viên thuộc SMS chuyên cung cấp dịch vụ và công nghệ cao, hiện đại về thiết kế, chế tạo và lắp đặt các thiết bị và nhà máy luyện gang thép.
Hiện Tập đoàn đang có kế hoạch mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt trong việc tìm kiếm nhà cung ứng thép trong nước và hỗ trợ tăng cường năng lực tự động hóa điện tử trong ngành thép.
Phía doanh nghiệp của Luxembourg, công ty có kế hoạch mở rộng đầu tư kinh doanh trong ngành gang thép theo định hướng phát triển xanh, sạch và thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao hoạt động đầu tư kinh doanh thành công, có hiệu quả của SMS/Paul Wurth trên thế giới và hoan nghênh đề xuất, kế hoạch mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang chủ trương thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Theo đó, Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp này phát triển theo hướng giảm thiểu tác động môi trường và hướng tới nền kinh tế xanh, sạch, góp phần thúc đẩy mục tiêu trung hòa carbon của Việt Nam vào năm 2050.
Luxembourg hiện có 58 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 2,6 tỷ USD, đứng thứ 17/141 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam và là nhà đầu tư lớn thứ ba của EU tại Việt Nam.
Trong khi đó, Việt Nam đang là đối tác lớn thứ 9 về thương mại ngoài EU của nước này. Những năm gần đây kim ngạch thương mại hai nước tăng trưởng ấn tượng.
-
Doanh nghiệp muốn xây nhà máy thép gần 50.000 tỉ đồng của ai, năng lực rao sao?
Mặc dù mới đi vào hoạt động hơn nửa năm, nhưng Công ty cổ phần Thép Vina Roma Quảng Trị vừa đề xuất đầu tư dự án nhà máy gang thép có tổng vốn đầu tư gần 50.000 tỉ đồng. Điều này khiến nhiều người đặt dấu hỏi về năng lực của doanh nghiệp này.
-
Công ty thép có cổ phiếu tăng trần 11 phiên: Kinh doanh thua lỗ, gặp khó với bài toán di dời nhà máy ra khỏi KCN lâu đời nhất Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến đấu giá công khai 65% vốn sở hữu tại Thép Vicasa với giá thấp nhất 24.158 đồng/cổ phiếu.
-
Hòa Phát giữa áp lực thép giá rẻ Trung Quốc và kỳ vọng đột phá từ “cú đấm thép” 85.000 tỷ đồng
Giá thép suy yếu dưới tác động thị trường Trung Quốc cùng nguy cơ thuế nhập khẩu từ Mỹ tạo nên sức ép lớn cho Hòa Phát. Nhưng giữa vòng xoáy cạnh tranh toàn cầu, đà tăng trưởng từ nhu cầu thép trong nước và dự án Dung Quất 2 được kỳ vọng sẽ giúp doan...
-
Kỳ vọng gì với "game" thoái vốn Nhà nước tại Công ty thép 57 năm tuổi có trụ sở ở Đồng Nai?
Mặc dù tăng hơn 105% chỉ sau hai tuần, thị giá hiện tại của cổ phiếu Thép Vicasa vẫn thấp hơn 27% so với mức giá thoái vốn dự kiến.