Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2024, chỉ số RevPAR tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm ngoái và là một trong những mức tăng trưởng tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Tăng trưởng công suất phòng trong năm nay được thúc đẩy bởi sự phục hồi mạnh mẽ của lượng du khách quốc tế đến các điểm đến ven biển. Điển hình như Nha Trang - Cam Ranh và Phú Quốc đã ghi nhận công suất phòng tăng 40-50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trái ngược với sự tăng trưởng công suất, giá phòng trung bình vẫn thấp hơn 3% so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung khách sạn phân khúc trung cao cấp tại các thị trường như Nha Trang và Phú Quốc giữ mặt bằng giá phòng ở mức cạnh tranh để gia tăng thị phần, đặc biệt là các khách sạn vừa mở cửa sau dịch.
Khách sạn tìm cách “làm mới” mình
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels cho biết “Nguồn cầu phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là sự tăng trưởng của một số thị trường khách quốc tế đã tích cực hỗ trợ quá trình khôi phục ngành nghỉ dưỡng. Dẫu vậy, khả năng nắm bắt nguồn cầu sẽ phụ thuộc nhiều vào năng lực của mỗi khách sạn.
Nhiều chủ sở hữu đang quan tâm hơn đến việc hợp tác với các nhà điều hành khách sạn quốc tế để chuyển đổi hoặc nâng cấp lên thương hiệu cao cấp hơn.
Kể từ sau đại dịch, thị trường ghi nhận nhiều dự án chuyển đổi thương hiệu. Giai đoạn 2022-2023 đánh dấu tỷ lệ dự án chuyển đổi thương hiệu cao kỉ lục, chiếm đến 52% tổng số dự án mang thương hiệu khách sạn quốc tế được mở mới trong giai đoạn này. Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục, với ước tính khoảng 30% tổng số dự án mang thương hiệu khách sạn quốc tế mở mới trong năm 2024 tiếp tục là dự án chuyển đổi thương hiệu.
Thị trường lưu trú Việt Nam ghi nhận sự cải thiện công suất phòng rõ rệt qua từng tháng.
Bà Uyên Nguyễn, Trưởng bộ phận Tư vấn của Savills Hotels cho biết thêm, một số dự án đã ngưng trệ nhiều năm nay cũng đang trao đổi với các nhà điều hành khách sạn để tái khởi động trở lại dưới thương hiệu mới, có thể kể đến như một số dự án lớn tại khu vực Đà Nẵng và Hà Nội.
Bên cạnh đó, một số khách sạn sau nhiều năm hoạt động cũng đang làm việc với nhà điều hành hiện tại để nâng cấp lên thương hiệu cao cấp hơn.
Xu hướng song hành cùng các thương hiệu khách sạn quốc tế cũng đang mở rộng sang lĩnh vực bất động sản nhà ở, để phát triển dòng sản phẩm bất động sản mang thương hiệu (Branded Residences) theo tiêu chuẩn cao cấp hơn.
Khách sạn, resort hạng sang dẫn dắt thị trường
Tổng quan về hoạt động phát triển khách sạn và khu nghỉ dưỡng, chỉ tính riêng khu vực châu Á Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc), Việt Nam đứng thứ hai về số lượng dự án đang triển khai, chỉ sau Ấn Độ.
Với 191 dự án cung cấp khoảng 49.800 phòng dự kiến đưa vào hoạt động từ nay đến năm 2028, Việt Nam được xem là một trong những thị trường quan trọng bậc nhất trong khu vực. Gần 75% số dự án đang triển khai thuộc phân khúc trung cao cấp, và khoảng 70% nguồn cung mới được dự kiến mang thương hiệu chuỗi khách sạn quốc tế.
“Phân khúc hạng sang hiện gồm 7 dự án đang hoạt động, dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi trong 4 năm tới. Các dự án hạng sang đang phát triển đều sẽ hợp tác quản lý với các thương hiệu quốc tế lâu đời. Hiện nay, phần lớn các khách sạn hạng sang, cao cấp chủ yếu tập trung tại TP.HCM, Hà Nội và Phú Quốc, chiếm khoảng 50% tổng số dự án hạng sang tại Việt Nam,” ông Mauro cho biết.
Trong thời gian tới, thị trường dự kiến đón nhận các dự án nghỉ dưỡng hạng sang tại các điểm đến mới như Phú Yên, Sa Pa, Ninh Bình và Vĩnh Phúc. Đây là những địa điểm được biết đến với nền văn hóa địa phương và cảnh quan thiên nhiên đặc sắc.
Mô hình dịch vụ chọn lọc gia nhập thị trường
Bên cạnh phân khúc hạng sang, các nhà điều hành khách sạn cũng đánh giá cao tiềm năng của phân khúc trung cấp, đặc biệt là mô hình dịch vụ chọn lọc – select/focused service.
Có thể kể đến như nhà điều hành Hilton đang có kế hoạch tăng gấp đôi số dự án mang thương hiệu Hilton Garden Inn dành cho phân khúc dịch vụ chọn lọc tại Việt Nam trong những năm tới.
Với ưu điểm vận hành tinh gọn và chỉ tập trung cung cấp các dịch vụ chọn lọc tùy theo đặc điểm thị trường và nhu cầu của nguồn khách nên mô hình khách sạn dịch vụ chọn lọc thường đạt biên lợi nhuận cao và đây là điểm thu hút chính của phân khúc này.
Ngoài ra, với yêu cầu vốn đầu tư thấp hơn loại hình khách sạn đầy đủ dịch vụ thông thường, mô hình này ngày càng nhận được sự quan tâm của các chủ đầu tư và dự kiến sẽ tăng khoảng 70% về quy mô số phòng trong 4 năm tới, đạt 14.600 phòng.
-
Do đâu đến nay, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thể “tan băng”?
Từ năm 2020 đến nay, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã chững lại, nguồn cung hạn chế, lượng giao dịch giảm sút. Thời điểm hiện tại, phân khúc này vẫn chưa thể “rã băng” do nhiều nguyên nhân.
-
Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng nhiều nơi gần như đóng băng
Trong báo cáo thị trường tháng 11, DKRA cho biết phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và các vùng lân cận tiếp tục duy trì trạng thái ảm đạm.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Thanh Hoá tăng vốn, dời tiến độ cho một khu thương mại, nghỉ dưỡng
UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng Hoàng Tuấn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.