Ngọc Anh (29 tuổi) là bà mẹ đơn thân, đang ở nhà thuê và cũng là tiệm spa tại phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội. Mỗi tháng cô ước lượng chi khoảng 25 triệu đồng/tháng (10 triệu đồng tiền thuê nhà, 5 triệu đồng tiền học cho con và 10 triệu đồng tiền sinh hoạt).
Ngọc Anh cho biết đang muốn mua một căn nhà quanh khu vực Đống Đa, Ba Đình, Thanh Xuân với giá 2,3 tỉ đồng. Cô sẽ vay người thân và bạn bè 500 triệu đồng với thời gian 3 năm trả lãi theo hình thức tiết kiệm và vay ngân hàng 700 triệu đồng với thời gian từ 8-10 năm.
Với số tiền dư ra mỗi tháng là 15 triệu đồng thì một năm Ngọc Anh có 180 triệu đồng. Như vậy, xét về tỷ lệ chi tiêu thiết yếu trên thu nhập chiếm khoảng 47% và tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập là 53% (tỷ lệ này với những gia đình có thu nhập từ 20-40 triệu/tháng, tiêu chuẩn mà các chuyên gia khuyến nghị là nên tiết kiệm 20-30% thu nhập). Chính vì thế, Ngọc Anh đang có mức độ chi tiêu bằng và tốt hơn tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó, Ngọc Anh cũng đã tích lũy được 1,2 tỉ đồng, đạt 52% giá trị bất động sản định mua, cô hoàn toàn có thể sở hữu được căn nhà đầu tiên. Nhưng với tình hình thị trường như hiện tại, cô không biết nên mua nhà, mua đất hay tiết kiệm để chờ thời cơ tốt hơn.
Ảnh minh họa.
Sử dụng phương án vay hợp lý
Với phương án vay mà Ngọc Anh dự tính, vay ngân hàng 700 triệu, nếu vay được với lãi suất 9%/năm, thời gian vay trong 10 năm thì số tiền gốc và lãi cần trả hàng tháng là khoảng 11 triệu, dựa trên phương án tính tiền lãi theo dư nợ giảm dần.
Đối với khoản vay người thân 500 triệu đồng, thời gian trả từ 3 năm, trả theo lãi gửi tiết kiệm ngân hàng (khoảng 7,4%) thì một tháng cô phải trả người thân số tiền là 17 triệu đồng/tháng.
Như vậy, một tháng Ngọc Anh phải trả tổng số tiền cho hai hình thức vay là 28 triệu đồng/tháng, trong khi đó mỗi tháng cô dư 15 triệu đồng cộng với tiền thuê nhà 10 triệu đồng thì không thể trả được theo kế hoạch như trên. Hơn nữa để mua một ngôi nhà thuộc khu vực trung tâm với số tiền tích lũy hiện tại, Ngọc Anh chỉ có thể mua những căn nhà có diện tích nhỏ nằm sâu trong ngõ, không thích hợp cho việc kinh doanh.
Chọn ngân hàng có lãi suất tốt
Với bất động sản nhà đất, hầu hết các ngân hàng đều cho vay dưới hình thức vay giải ngân thế chấp sổ đỏ. Nhưng ở thời điểm này, do áp lực tăng lãi suất điều hành đã làm lãi suất cho vay tăng nhanh. Mặc dù có mức lãi suất ưu đãi, nhưng chỉ được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định, nhiều nhất là 1 năm. Sau đó, các ngân hàng sẽ thả nổi theo lãi suất thị trường hoặc áp dụng lãi suất ở mức cao để bù đắp lại, rơi vào tầm 11-13%/năm.
Chính vì thế, rất khó để tìm được ngân hàng có lãi suất tốt trong thời điểm này.
Mua đất ngoại thành Hà Nội
Một hướng khác, Ngọc Anh có thể mua đất ở các khu vực ngoại thành Hà Nội như Phú Diễn, Liên Mạc, Tây Tựu… nơi có nhiều khu công nghiệp, công ty, dân cư hiện hữu đông nên có tiềm năng phát triển ổn định và tăng giá bền vững trong tương lai.
Tuy nhiên, những khu vực này chỉ phù hợp để đầu tư, không thích hợp để ở vì có vị trí khá xa so với địa điểm làm việc và trường con Ngọc Anh theo học, nên cô vẫn phải ở thuê và đợi thời điểm phù hợp. Trong thời gian đó, khoản tiền tích lũy Ngọc Anh đem gửi ngân hàng để hưởng lãi suất tốt trong giai đoạn hiện tại, hoặc mua chứng chỉ tiền gửi của các đơn vị uy tín.
Bên cạnh đó, vì sống ở khu vực có chi phí sinh hoạt cao, cô nên trích ra một quỹ khẩn cấp tương ứng với 6 tháng chi tiêu là 90 triệu đồng để chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ trong cuộc sống mà các quyền lợi của bảo hiểm nhân thọ chưa bao trùm hết. Khi có kế hoạch vay ngân hàng nên kiểm tra lại số tiền bảo hiểm và các quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hiện tại để cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp.
-
Nên mua nhà gần trung tâm để tiện nghi hay ra ngoại thành để tiết kiệm?
Câu chuyện nên ở ngoại thành để tiết kiệm hơn hay ở nội thành để có nhiều tiện nghi luôn là một câu hỏi đau đầu với nhiều người.
-
Mua nhà trong 2 ngày, rao bán mất 2 năm
Sau hơn chục năm tiết kiệm, Hoàng Quân (33 tuổi, Lâm Đồng) đã mua được một căn hộ cho riêng mình.
-
Chưa cưới, bạn gái bắt người yêu nộp hết tiền lương, sáng đi làm chỉ nói cần bao nhiêu là được
Mới đây, mạng xã hội lại được phen dậy sóng khi rộ lên câu chuyện của một cô gái 25 tuổi chia sẻ “bạn trai không chịu đưa hết tiền lương và tiền tiết kiệm cho mình giữ”.
-
TS. Lê Xuân Nghĩa: Doanh nghiệp hiện đang run sợ không dám vay vốn, các nhà thầu không dám nhảy vào đầu tư
TS. Lê Xuân Nghĩa cho hay, dòng chảy tài chính hiện nay trên toàn bộ nền kinh tế đang tắc và khả năng tắc kéo dài.
-
Bỏ phố về quê: Lựa chọn nhất thời hay phương pháp hữu hiệu để giảm áp lực tài chính
Năm 2012, cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học loại Giỏi, Hoàng Lan (32 tuổi, Hải Dương) tự tin sẽ tìm được công việc phù hợp, lương cao tại thành phố. Nhưng mọi chuyện xảy ra không như ý muốn khiến cô phải “bỏ phố về quê” để xây dựng lại từ đầu....