Những thứ trước đây vốn rất khó hình dung, thì nay với mô hình, sa bàn cũng như bản đồ, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quát, rõ ràng hơn để nghiên cứu và đưa ra sự lựa chọn của mình… Ghi nhận của PV Lao Động ngày 1.8 - ngày đầu tiên mở cửa cung triển lãm quy hoạch quốc gia cũng phản ánh phần nào điều này, khi ngay trong ngày đầu tiên đã có hàng ngàn lượt người dân đổ đến tham quan triển lãm.
Người dân xếp hàng xem quy hoạch Hà Nội tại Cung triển lãm quy hoạch quốc gia ngày 1.8- ngày đầu mở cửa của Cung. Ảnh: Kỳ Anh
Khu vực nào sẽ thành điểm nóng?
Theo quan sát của PV Lao Động, khu vực được người dân tập trung xem xét
kỹ nhất là các khu vực nội đô chạy về phía tây và phía đông và xa hơn là
Mê Linh, Đông Anh.
Trong đô thị trung tâm có 2 khu vực. Một là khu vực nội đô lịch sử (giới
hạn từ phía nam sông Hồng đến đường vành đai 2) là khu vực bảo tồn di
sản văn hóa Thăng Long. Hai là khu nội đô mở rộng (giới hạn từ đường
vành đai 2 đến sông Nhuệ). Đây chính là khu vực được người dân và giới
đầu tư quan tâm nhiều nhất vì theo quy hoạch chung, khu vực này sẽ là
nơi phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm văn hóa, dịch vụ -
thương mại chất lượng cao, kiến trúc hiện đại.
Bác Đỗ Văn Truyền - trú tại huyện Hoài Đức đã rất phấn khởi khi nhà bác
đang ở, theo quy hoạch, thuộc khu mở rộng phía nam sông Hồng (từ sông
Nhuệ đến đường vành đai 4). “Nơi đây, theo quy hoạch sẽ gồm chuỗi các
khu đô thị: Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì, là khu vực phát
triển dân cư mới đồng bộ và hiện đại, các trung tâm văn hóa, dịch vụ
thương mại, tài chính của vùng, quốc gia” - bác Truyền nói.
Bác Phạm Thanh Liêm - trú tại KĐT Trung Yên (Hà Nội) hồ hởi cho biết:
“Tôi là một trong những người đầu tiên có mặt ở cung quy hoạch khi cung
này mở cửa và thực sự vui mừng vì Hà Nội đã có quy hoạch chung tổng thể
và dài hạn”. Tuy nhiên, điều bác Liêm băn khoăn là quy hoạch đã có rồi,
vấn đề là TP phải tập trung ưu tiên cho giao thông, kết nối các trục
đường giao thông giữa các KĐT mới với nhau, đặc biệt là kết nối với các
trục đường vành đai. “Theo tôi, thành phố cần phải ấn định thời gian
hoàn thành dự án, yêu cầu các chủ đầu tư phải hoàn thành đồng bộ và kết
nối hạ tầng với khu vực lân cận, tránh tình trạng như các KĐT Nam Trung
Yên, Trung Hòa... cho đến bây giờ hạ tầng vẫn chưa xong” - bác Liêm bày
tỏ.
Ở góc độ nhà đầu tư, ông Nguyễn Quốc Khánh - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty DTJ -
cho rằng, với việc thành phố yêu cầu phải dứt điểm GPMB khu vực tây hồ
Tây dọn đường cho các cơ quan Chính phủ chuyển đến, trước mắt các khu
vực Mỹ Đình, Mễ Trì, tây hồ Tây sẽ trở thành nơi thu hút sự quan tâm của
giới đầu tư.
Cơ hội cho người nhiều tiền mặt
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn, với phạm vi lập quy hoạch
lớn, gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính thủ đô Hà Nội rộng
khoảng 3.344,6km2, vì vậy rất khó xác định nơi nào sẽ thành điểm nóng
đầu tư BĐS. “Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là dựa vào quy hoạch
chung, người ta có thể nắm rõ hơn rất nhiều thông tin về các khu vực đất
đai mà mình có nhu cầu đầu tư” - ông Toàn nói.
Ông Phạm Cao Sơn - Giám đốc CTCP đầu tư và phát triển BĐS Hudlan cũng
cho rằng, khi quy hoạch chung xây dựng thủ đô được công bố, ở một số khu
vực có thể sẽ có những cơn sốt đất cục bộ. Tuy nhiên, “nếu Nhà nước vẫn
duy trì chính sách thắt chặt tín dụng như hiện nay thì sẽ khó có một
cơn sốt đất như thời điểm đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô ở dạng
dự thảo lấy ý kiến nhân dân hồi năm 2010” - ông Sơn cho biết. Cũng theo
ông Sơn, ở thời điểm này, với giá đất đã giảm mạnh từ 30-40% ở nhiều khu
vực thì đây là cơ hội cho những người đang có nhiều tiền mặt.
Theo quy hoạch chung, tổ chức không gian đô thị Hà Nội sẽ theo mô hình chùm đô thị, gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia. Trong đó, khu đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía tây, phía nam đến đường vành đai 4; phía bắc đến khu vực Mê Linh, Đông Anh và phía đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên. |