18/11/2020 là ngày lịch sử khi ghi nhận các ngân hàng ACB, VIB, LPB “vượt lên chính mình”. Cụ thể, vào cuối phiên giao dịch ACB đạt ở mức 27.200 đồng, xác lập mức kỉ lục mới trên 700 đồng so với đỉnh điểm 4/2020. VIB và LPB cũng tăng qua đỉnh, đạt mức 32.950 đồng và 11.950 đồng trong khi SHB, PVB ngấp ngưỡng đạt đỉnh. Các nhà đầu tư không ngừng tiếc nuối khi “lỡ hẹn” với những ngân hàng này.
Nhóm các ngân hàng lớn tuy vẫn còn cách xa đỉnh vài chục phần trăm nhưng vẫn đang có xu hướng tăng trưởng đáng ghi nhận, VCB đạt 90.200 đồng, tăng gần 3%, BID và CTG cũng tăng khoảng 1% chỉ trong 1 ngày (19/11/2020)
VN-Index cũng có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc đạt 1004,82 điểm (ghi nhận 19/11/2020) tăng 66% so với quý I/2020 và chỉ còn cách thời điểm lịch sử 4/2018 còn chưa đầy 200 điểm.
Cổ phiếu ngân hàng đang là “mảnh đất hứa” cho các nhà đầu tư
Xu hướng chuyển sàn
Sự kiện được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm là ngày 14/10/2020 LPB chính thức niêm yết trên HOSE. Sau đó, hàng hoạt các ngân hàng như VIB, ACB, SHB… cũng đồng loạt chuyển sàn sang HOSE và có những kết quả tăng trưởng rất tích cực. Trước tin chuyển sàn, cổ phiếu các ngân hàng đều tăng mạnh. Thanh khoản cổ phiếu LPB ngày 1/10/2020 có tới 16 triệu đơn vị được khớp lệnh, thị giá cổ phiếu LPB tăng 61% so với cuối năm 2019. Cổ phiếu SHB chốt phiên 6/11 đạt mức 16.100 đồng/cổ phiếu, tăng khoảng 200% kể từ đầu năm (đã tính điều chỉnh giá). Tương tự, cổ phiếu ACB chốt phiên 6/11 là 25.100 đồng, tăng trên 40% kể từ đầu năm (giá đã có điều chỉnh) với khối lượng khớp lệnh gần 4 triệu đơn vị.
Các ngân hàng đều muốn chuyển sàn sang HOSE cũng là điều dễ hiểu vì HOSE là sàn giao dịch lớn, tính minh bạch cao, tạo lợi thế thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. HOSE không chỉ góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu của các ngân hàng mà còn nâng tầm hoạt động quan hệ nhà đầu tư, tăng cường giao tiếp hai chiều giữa nhà đầu tư và ngân hàng, đồng thời đưa cổ phiếu ngân hàng vào danh mục đầu tư của các quỹ ETF trên thị trường chứng khoán.
Thay đổi trong Luật
Có nhiều lý do khiến các ngân hàng sau một thời gian trì hoãn lại muốn lên sàn trong hai tháng còn lại của năm 2020, trong đó một trong những lý do quan trọng là để phù hợp với quy định hiện hành trước khi Luật Chứng khoán mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Theo đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, năm 2020 là hạn chót để các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán chính thức. Sang đầu năm sau, khi Luật chứng khoán mới có hiệu lực, phải sau 2 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống UPCOM, công ty đại chúng mới được nộp hồ sơ đăng ký niêm yết chính thức, vì vậy 2 tháng cuối năm là cơ hội cho các ngân hàng đại chúng lên UPCOM hoặc một số ngân hàng niêm yết thẳng lên HOSE.
Bên cạnh đó, Ngân hàng còn tạm thời đang được hưởng lợi từ Thông tư 01/2020/TT-NHNN khi tạm hoãn ghi nhận các khoản nợ xấu, cũng là một phần lí do vì sao hiện tại cổ phiếu của các ngân hàng đang tăng cao. Các con số tài chính có thể không phản ánh đầy đủ trên báo cáo tài chính, đây là một điểm mà các nhà đầu tư vẫn nên lưu ý.
Thanh khoản tăng
Khi tình hình chính trị có nhiều biến động, các kênh thanh toán như tiền gởi tiết kiệm, vàng, USD, bất động sản … đang vô cùng khó lường thì cổ phiếu với tính thanh khoản cao được các nhà đầu tư ưu chuộng hơn và không ngần ngại rót vào những khoảng tiền lớn. So với hồi đầu năm, thanh khoản của chứng khoán tăng trung bình khoảng 20%, các doanh nghiệp mừng rơn khi không ngừng được tăng vốn, bù lại cho sự sụt giảm trong giai đoạn đại dịch quý I/2020, tăng tốc để đạt chỉ tiêu tăng trưởng cho cuối năm.
Thanh khoản cổ phiếu ngân hàng cũng được cải thiện đáng kể, theo nhận định của các chuyên gia với việc nắm gần 1/4 tổng vốn hóa, cổ phiếu ngân hàng sẽ tiếp tục là nhóm dẫn dắt thị trường trong thời gian tới.
Tầm nhìn dài hạn
Covid-19 hủy hoại đến kiệt quệ gần như các nền kinh tế lớn trên thế giới. Tình hình vẫn chưa quá lạc quan khi MP, WB, ADB đều cho rằng GDP toàn cầu có thể vẫn giảm 4,8 - 5%. Nhưng đến nay, Việt Nam đã ứng phó với đại dịch khá tốt, đồng thời vẫn giữ được mức tăng trưởng dương khoảng 1,9 - 2% và theo Morgan Stanley, HSBC dự đoán Việt Nam sẽ vực dậy mạnh mẽ vào 2021. Việc Ngân hàng nhà nước giảm lãi suất điều chỉnh lần 3 là hành động thiết thực phát đi những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cổ phiếu ngân hàng vẫn không ngừng tăng trưởng nhưng liệu đây chỉ là sự tăng trưởng ngắn hạn, chưa đủ cơ sở mà các nhà đầu tư còn cần chú ý thêm các chỉ số khác như ROA, ROE, tiềm năng phát triển của ngân hàng, thu hút vốn đầu tư, hoạt động tái cơ cấu.
Một số các ngân hàng vẫn đang chú tâm xây dựng các chính sách đón đầu để đảm bảo giữ vững được sự tăng trưởng trong dài hạn. Trong thời đại công nghệ 4.0 đang sắp đến gần, làn sóng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng và xu hướng xã hội hóa chi tiêu không dùng tiền mặt tại Việt Nam đang có xu hướng diễn ra mạnh mẽ. Đây có thể là một xu thế mới trong tương lai không xa, là cơ hội để các ngân hàng “bùng nổ” và là “mảnh đất hứa” cho các nhà đầu tư.
-
Sacombank dự kiến lợi nhuận cao nhất trong lịch sử ngân hàng vào năm 2024, đạt trên 12.700 tỷ đồng
Sacombank dự kiến sẽ đạt lơi nhuận cao nhất trong lịch sử ngân hàng vào năm 2024, ước tính hơn 12.700 tỷ đồng.
-
Sacombank hạ sâu giá bán khoản nợ gần 6.000 lượng vàng SJC
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã: STB) tiếp tục rao bán đấu giá toàn bộ khoản nợ đã quá hạn của CTCP Kinh doanh Thuỷ hải sản Sài Gòn (APT) được hình thành từ năm 2009. Khoản nợ bao gồm hai hợp đồng tín dụng và các phụ lục hợp đồng tín...
-
Hé lộ kết quả kinh doanh của 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam
Tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 mới, lãnh đạo bốn ngân hàng lớn nhất hệ thống là Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ trong năm 2024.