Theo đó, hơn 278 triệu cổ phiếu POM sẽ bị đưa vào diện kiểm soát từ ngày 10/10 tới đây. Lý do được HoSE đưa ra do Pomina chậm nộp Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2023 quá 30 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp chứng khoán bị kiểm soát.
Cổ phiếu Pomina bị chuyển sang dạng kiểm soát từ ngày 10/10
Trước đó, ngày 5/5, HoSE đưa cổ phiếu POM vào diện theo dõi ở diện cảnh báo do lợi nhuận chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2022 là âm 445 tỷ đồng. Ngoài ra, ngày 15/9, HoSE tiếp tục đưa cổ phiếu POM vào diện cảnh báo kể từ ngày 22/9 do tổ chức niêm yết chậm nộp Báo cáo tài chính bán niên năm 2023 quá 15 ngày so với thời hạn quy định.
Giải trình về việc chậm nộp Báo cáo tài chính bán niên, lãnh đạo Pomina cho biết đang thu thập và cung cấp cho tư vấn khảo sát đánh giá về Công ty để thương thảo giá với nhà đầu tư chiến lược do đó đã làm cho việc chậm số liệu báo cáo tài chính 6 tháng.
Với phương án khắc phục việc cổ phiếu vào diện cảnh báo, Pomina cho biết đang tích cực làm việc với phía kiểm toán về cung cấp số liệu để có báo cáo sớm nhất.
Về kết quả sản xuất kinh doanh, trong quý 2/2023, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần đạt 800 tỷ đồng, giảm mạnh tới 79% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, với việc kinh doanh dưới giá vốn và chi phí lãi vay tăng cao khiến doanh nghiệp này tiếp tục báo lỗ 350 tỷ đồng, gấp 5,6 lần mức lỗ cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Pomina đạt doanh thu thuần hơn 2.400 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ năm trước và bị lỗ sau thuế 537 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước có lãi hơn 8 tỷ đồng. Đây là mức thua lỗ nặng nhất của các doanh nghiệp ngành thép trong nửa đầu năm nay.
Năm 2023, Pomina thông qua mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ đồng và lỗ sau thuế 150 tỷ đồng trong năm nay. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra trong báo cáo thường niên trước đó là doanh thu 14.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 300 tỷ đồng.
Lý giải việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, Chủ tịch HĐQT Pomina Đỗ Duy Thái cho rằng đây là chiến lược thận trọng trong bối cảnh thị trường còn khó khăn. Bên cạnh đó, bất động sản chưa thể tốt lên trong năm nay dù Chính phủ đã cố gắng dùng mọi biện pháp, như giải quyết thủ tục cho từng công trình một, giảm lãi suất và giãn nợ cho các công ty bất động sản.
Theo Chủ tịch Pomina, đầu năm 2024, thị trường thép có thể khởi sắc nhờ đầu tư công, nhưng mức tiêu thụ sẽ chỉ tăng 15-20% vì nhu cầu thép ở Việt Nam chủ yếu đến từ bất động sản.
Trên thị trường, kết phiên 6/10, cổ phiếu POM đang dừng ở mức 5.300 đồng/cp.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.