Nhiều người nghĩ rằng giao thông, khí mê-tan hay thực phẩm là nguyên nhân chính dẫn tới khí thải nhà kính, nhưng thực tế đó là môi trường được xây dựng.

Taronga Ventures, một công ty đầu tư tập trung vào công nghệ và đổi mới bền vững đã từng hợp tác với những doanh nghiệp bất động sản lớn như tập đoàn Mitsubishi và Nomura cho biết đầu tư vào các tòa nhà bền vững có thể mang lại giải pháp thực tế, giảm lượng khí thải ở một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm nhất thế giới.

Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, các tòa nhà cao tầng hiện chiếm 39% lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Gần một phần ba (28%) tổng lượng khí thải toàn cầu là hệ quả của việc vận hành các tòa nhà - được gọi là khí thải hoạt động, trong khi 11% đến từ nguyên vật liệu và quá trình xây dựng.

Avi Naidu, nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Taronga Ventures chia sẻ trên chương trình “Squawk Box Asia” của CNBC: “Đó là một sự thật chưa được biết đến rộng rãi. Nhiều người nghĩ rằng giao thông, khí mê-tan hay thực phẩm là nguyên nhân chính dẫn tới khí thải nhà kính, nhưng thực tế đó là môi trường được xây dựng”.

Thay đổi những quan niệm sai lầm

Thực tế, sự sai lầm trong nhận thức đó lại mang đến một “cơ hội lớn” cho các nhà đầu tư bất động sản. Sau khi dịch COVID-19 bùng phát, công nghệ và nhu cầu về các giải pháp xây dựng bền vững đã có sẵn.

“Có một quan niệm sai lầm trên thị trường bất động sản và đặc biệt đến từ các chủ đầu tư rằng áp dụng công nghệ và các giải pháp bền vững sẽ tốn kém hơn. Điều này có thể đúng trong quá khứ, khi công nghệ lần đầu được áp dụng vào bất động sản. Tuy nhiên, với sự phổ biến rộng rãi hiện nay, chi phí cho các khoản đầu tư này đã giảm xuống. Theo nghiên cứu của chúng tôi, ngày càng có nhiều người tiêu dùng lẫn nhà đầu tư chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm phù hợp với yếu tố ESG”, ông Naidu chia sẻ.

Đầu tư vào môi trường, xã hội và quản trị - hay ESG - ngày càng phổ biến trong những năm gần đây, được thúc đẩy bởi đại dịch COVID-199.

“Chính vì những lý do đó, chi phí ngày càng được giảm thiểu nhờ giá thuê tăng lên, giá trị tài sản lớn hơn. Đó là cách mà các chủ đầu tư nên nghĩ đến”, ông nói.

Kinh tế không carbon

Một nền kinh tế không carbon là nền kinh tế dựa trên các nguồn năng lượng ít carbon, có một sản lượng tối thiểu phát thải khí nhà kính, chủ yếu đề cập tới nền kinh tế bền vững,

Theo ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, thị trường bền vững là một cơ hội mới với các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, thị trường này có thể đạt giá trị 30.000 tỷ USD trong vòng hai thập kỷ tới.

Về phần mình, Taronga Ventures đang đầu tư vào các giải pháp xây dựng xanh “trên toàn bộ chuỗi giá trị”, bao gồm thiết kế, xây dựng và vận hành, tái định cư và dỡ bỏ các tòa nhà cũ. “Khi xây dựng kho mới, chúng tôi có cơ hội để suy nghĩ về các vật liệu khác nhau, các loại bê tông khác nhau, các phương pháp làm việc khác nhau để làm cho quá trình an toàn và hiệu quả hơn, dựa trên nền tảng giảm khí thải carbon”, ông Naidu chia sẻ.

Bình luận của ông Naidu được đưa ra trước Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26, được gọi là COP26, được tổ chức tại Glasgow, Scotland vào tháng 11/2021. Đây là nơi các nhà lãnh đạo thế giới sẽ thảo luận về nỗ lực chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

Anh Nguyễn (CNBC)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.