08/11/2020 8:07 AM
CafeLand - Thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua hơn 30 năm, kể từ năm 1986. Đây là thị trường phát triển muộn nhất trong các phân mảng thị trường trong nền kinh tế Việt Nam. Đến nay, một số xu hướng mới trong dòng chảy của thị trường bất động sản đã được định hình.

PGS.TS Trần Kim Chung.

PGS.TS. Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), chỉ ra 8 xu thế phát triển của thị trường bất động sản hiện nay.

Một là xu hướng phát triển các đại đô thị như Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long; TP.HCM - Biên Hòa - Thủ Dầu Một - Long An; Đà Nẵng - Hội An - Điện Bàn; Nha Trang - Cam Ranh.

Hai là các khu đô thị mới - thông minh - thiết kế tổng thể như TP. Thủ Đức, Ecopark, TP thông minh Bắc sông Hồng…

Ba là các đại resort như Phú Quốc, Vân Đồn, Hồ Tràm, Hạ Long, Sầm Sơn, Nhơn Hội.

Bốn là các khu liên hợp khu công nghiệp - đô thị như Tràng Duệ (LG), Bắc Ninh (Samsung), Thái Nguyên (Samsung) và tiếp đến là các địa bàn của đối tác Apple…

Năm là các khu đổi mới sáng tạo - công nghệ cao như Quang Trung, Láng Hòa Lạc, Đà Nẵng.

Sáu là các khu đô thị biệt thự cao cấp. Việc hình thành các khu đô thị siêu sang đang ngày càng được khẳng định.

Bảy là các tòa nhà - căn hộ siêu sang, tạo ra quan niệm khác về chất lượng sống.

Tám là các khu phố cổ - phố cũ được chuyển đổi công năng, hình thành nên các tòa nhà liên hợp. Các chuỗi khách sạn hạng sang được xây dựng tại các khu phố cổ đang thay thế các căn nhà phố và tiếp tục được phát triển.

Theo ông Chung, nguyên nhân các động lực thúc đẩy của xu hướng mới đối với thị trường bất động sản trước hết là do tầng lớp trung lưu phát triển mạnh dẫn đến nhu cầu dịch chuyển dần.

Bên cạnh đó, các sản phẩm giá thấp và nhà ở xã hội được tăng cường. Mặt khác, nhu cầu bất động sản cao cấp và siêu sang cũng được định hình.

Tiếp đến là nhu cầu phát sinh, phát triển tất yếu sẽ hình thành nên xu thế. “Sự gia tăng của nhóm người trung lưu, cùng với việc cơ cấu sản phẩm bất động sản dịch chuyển ra hai đầu, đó là nhu cầu bất động sản siêu sang hình thành, ông Chung nhận định.

Ngoài ra theo ông Chung, do nền kinh tế hội nhập, độ mở cao, nguồn lực vận hành vào kéo theo quá trình đô thị hóa, Việt Nam là điểm đến thay thế Trung Quốc, các đối tượng cao cấp dịch chuyển đến.

Ông Chung cho rằng, khi nguồn vốn vận hành vào nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn tính trên một chủ đầu tư, quy mô dự án và quy mô công trình lớn sẽ kéo theo quy mô bất động sản gia tăng.

Kết quả, các công trình hạ tầng lớn ra đời, kéo theo những thay đổi lớn về tiếp cận thị trường, quy mô thị trường và giá trị bất động sản. Đặc biệt, xu hướng tăng giá trị trên một đơn vị sản phẩm gắn liền với sự gia tăng giá trị của bất động sản dưới tác động của phát triển cơ sở hạ tầng.

  • Những xu hướng bất động sản hình thành và phát triển nhờ đại dịch

    Những xu hướng bất động sản hình thành và phát triển nhờ đại dịch

    CafeLand - Covid-19 đã thúc đẩy một cuộc cách mạng "làm việc từ xa" nhanh hơn bất kỳ dự đoán nào. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường bất động sản. Người sử dụng lao động và người lao động đang nắm lấy quyền tự do về nơi sống và làm việc; và nếu xu hướng này tiếp tục được duy trì, sự dịch chuyển về nhu cầu bất động sản sẽ diễn ra trên phạm vi toàn cầu.

Tâm An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.