Người phát ngôn của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) Mao Shengyong cho rằng mặc dù Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý 1/2020 đã giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2019, lần giảm đầu tiên trong gần 3 thập niên qua do các tác động tiêu cực của dịch COVID-19, song sự phát triển kinh tế và xã hội của nước này vẫn ổn định.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dự kiến sẽ hồi phục tốt hơn trong quý 2/2020 với sự khôi phục hoạt động sản xuất và việc làm, cũng như sự hỗ trợ từ các chính sách mạnh mẽ hơn mà nước này sẽ triển khai.
Trong khi đó, theo nhà nghiên cứu trưởng Wen Bin của China Minsheng Bank, thị trường việc làm của Trung Quốc nhìn chung vẫn ổn định và không có tình trạng sa thải lao động hàng loạt do dịch COVID-19.
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị của Trung Quốc trong tháng 3/2020 là 5,9%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với tháng 2/2020.
Trong khi đó, các dấu hiệu kinh tế chủ chốt khác của Trung Quốc bao gồm đầu tư tài sản cố định và doanh số bán lẻ trong tháng 3/2020 cũng đã giảm ở mức thấp hơn so với giai đoạn trước.
Giới phân tích cho rằng các hoạt động kinh tế của Trung Quốc sẽ tiếp tục cải thiện trong quý 2/2020 và thời gian sau đó.
Việc các doanh nghiệp đã khôi phục hoạt động và người lao động quay trở lại làm việc trong tháng 3/2020, trong bối cảnh diễn biến của dịch COVID-19 tại Trung Quốc không còn đáng ngại như trước đã giúp “kéo lại” phần nào mức sụt giảm của các hoạt động chế tạo, đầu tư và chi tiêu tiêu dùng trong hai tháng đầu năm 2020.
Trung Quốc hiện vẫn chưa thông báo mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2020 cũng như các mục tiêu về lạm phát, thất nghiệp và thâm hụt ngân sách, do nước này đã hoãn kỳ họp Quốc hội thường niên, trước đó dự kiến diễn ra vào tháng 3/2020, để tập trung vào công tác ngăn chặn dịch COVID-19.
Nhằm tăng cường thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, Chính phủ nước này đã cam kết điều chỉnh mức thâm hụt ngân sách một cách phù hợp, phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt, tăng quy mô phát hành trái phiếu cho các địa phương và hướng dẫn về lộ trình giảm lãi suất cho thị trường tín dụng.
Theo chuyên gia Wen Bin, kinh tế Trung Quốc vẫn có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ và “dư địa” cho việc điều chỉnh chính sách kinh tế, với dự kiến đà hồi phục kinh tế nước này sẽ tiếp tục diễn ra trong 3 quý còn lại của năm 2020./.
-
Trung Quốc: Covid-19 khiến đầu tư bất động sản quốc tế sụt giảm
CafeLand - Để hiểu được tác động của virus corona đối với các nhà đầu tư Trung Quốc tại thị trường quốc tế, trước tiên cần hiểu rõ tình trạng mà họ đang phải đối mặt với thị trường trong nước.
-
Chủ dự án Đồi Rồng huy động thêm gần 2.000 tỷ đồng trái phiếu
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), ngày 17/11, Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (Vạn Hương Investoco) đã hoàn tất phát hành 19.980 trái phiếu, tương đương tổng giá trị 1.998 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng, ngày đáo...
-
Hơn 43% giá trị trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn là trái phiếu bất động sản
Từ 4/10 đến cuối năm 2024, tổng giá trị trái phiếu đáo hạn là 78.878 tỷ đồng. Trong đó, có 43,5% giá trị trái phiếu đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với khoảng 34.317 tỷ đồng.
-
VnDirect: Các chiến lược tài chính khéo léo sẽ là chìa khoá giúp nhóm bất động sản vượt áp lực đáo hạn trái phiếu
Công ty Chứng khoán VnDirect cho rằng các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong các quý tiếp theo khi áp lực đáo hạn trái phiếu gia tăng. Các chiến lược tài chính khéo léo cùng với sự hỗ trợ từ phía ...