Theo Fred Neumann, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á tại HSBC Holdings Plc, lạm phát cơ bản trên toàn châu Á có thể sẽ không kéo dài như các khu vực khác trên thế giới, cho phép các nhà hoạch định chính sách tập trung vào việc tăng trưởng chậm lại khi áp lực giá cả hạ nhiệt.

Thị trường lao động không bị căng thẳng về tình trạng thiếu nhân công giống như các nền kinh tế phát triển khác, điều này cũng sẽ giảm bớt áp lực lên lạm phát cơ bản tại các nước châu Á. Ảnh: Bloomberg

Neumann cho biết: “Trong toàn khu vực, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ có thể ‘cân nhắc” sự gia tăng đột biến trong các chỉ số CPI cơ bản (là chỉ số đo mức lạm phát loại trừ một số mặt hàng dễ thay đổi giá như lương thực và năng lượng) và bắt đầu lo lắng hơn về sự chậm lại của tốc độ tăng trưởng toàn cầu”.

“Tuy nhiên, mối tương quan giữa giá thực phẩm, giá năng lượng và chỉ số giá cơ bản ở các nền kinh tế châu Á thường thấp hơn so với ở phương Tây, nơi mà chỉ số giá cơ bản thể đặt ra một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng”, Neumann nói.

Đã có những cảnh báo được đưa ra, chẳng hạn như tác động lớn hơn của lạm phát cơ bản lên chỉ số CPI cơ bản ở Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia.

Neumann cho biết: “Một mối lo lắng đặt ra là các chỉ số giá tiêu dùng cơ bản sẽ tiếp tục tăng cao hoặc thậm chí tiếp tục leo thang, buộc phải thắt chặt tiền tệ liên tục ngay cả khi các nền kinh tế bắt đầu hạ nhiệt”.

Tuy nhiên, theo Neumann, đối với phần lớn các nền kinh tế châu Á, mối đe dọa này khó có thể xảy ra bởi thị trường lao động không bị áp lực về tình trạng thiếu nhân công giống như các nền kinh tế phát triển khác, điều này cũng sẽ giảm bớt áp lực lên lạm phát cơ bản.

  • Lạm phát làm hao mòn lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bất động sản

    Lạm phát làm hao mòn lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bất động sản

    Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi sau đại dịch Covid-19 nhưng ngành bất động sản vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác như: lãi suất tăng ảnh hưởng đến quyết định mua nhà, thắt chặt các khoản vay ngân hàng, giám sát chặt chẽ hơn trong việc phát hành trái phiếu. Bên cạnh đó là chi phí đầu vào tăng cao trong bối cảnh lạm phát khiến nhiều doanh nghiệp bất động trong ngành gặp khó.

Anh Mai
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.