Ảnh minh hoạ
Theo đó, Công ty Chứng khoán Yuanta ước tính thu nhập ngoài lãi ròng của toàn ngành ngân hàng (27 ngân hàng niêm yết) sẽ giảm -30% so với quý 1/2022, hoặc giảm -5% so với quý 1/2022 sau khi đã điều chỉnh lại khoản thu nhập bất thường, nguyên nhân là do sự chậm lại trong hoạt động tín dụng và đầu tư trong quý 2/2022.
Lợi nhuận kỳ vọng giảm so với quý trước chủ yếu là do lợi nhuận quý 1 khá cao do có đóng góp từ những khoản thu nhập ngoài lãi bất thường, đáng chú ý là khoản phí trả trước từ thương vụ bancassurance độc quyền trị giá khoảng hơn 5.000 tỷ đồng của VPBank.
Tín dụng tăng trưởng thấp trong quý 2/2022 do hầu hết các ngân hàng đều đã dùng hết hạn mức tín dụng và đang chờ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới “room”.
Tuy nhiên, khi so với cùng kỳ năm trước, Yuanta cho rằng, lợi nhuận của các ngân hàng sẽ có khả năng tăng tới 36%.
Trong đó, Yuanta ước tính thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng quý 2/2022 sẽ tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù tín dụng tăng trưởng thấp trong quý vừa qua do hầu hết các ngân hàng đều đã cạn hạn mức tín dụng và đang chờ Ngân hàng Nhà nước nới “room”.
Thêm vào đó, thu nhập phí quý 2/2022 ước tính tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, doanh thu bancassurance có thể thấp do hoạt động cho vay kém sôi động. Ngoài ra, chi phí hoạt động ước tăng khoảng 15%.
Quý 1/2022, tổng lợi nhuận trước thuế của 27 ngân hàng đạt 85.224 tỷ đồng, tăng trưởng tới 62,7% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước.
Đặc biêt, Yuanta dự báo, các ngân hàng sẽ nhận được hạn mức tín dụng cao hơn trong quý 3/2022, mặc dù vậy, NHNN có thể sẽ không vội “nới” room tín dụng khi kinh tế vĩ mô đã có sự tăng trưởng ấn tượng trong quý 2. Yuanta cho rằng NHNN sẽ nới room tín dụng trong tháng 8 thay vì tháng 7 như thị trường kì vọng.
Về chất lượng tài sản, dư nợ tái cơ cấu liên quan đến COVID-19 ở mức 198 nghìn tỷ đồng (~8,6 tỷ USD) tính đến tháng 4/2022, giảm -33% so với tháng 12/2021.
Tuy nhiên, Yuanta vẫn kỳ vọng dự phòng quý 2/2022 có thể sẽ tăng lên, đặc biệt là tại các ngân hàng có tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay (LLR) thấp do ngày 30/6 là thời hạn cuối cùng để các ngân hàng thực hiện tái cơ cấu các khoản nợ theo quy định tại Thông tư 14/2021/TT-NHNN (Thông tư 14), trong khi Ngân hàng Nhà nước không thể hiện sẽ cho phép kéo dài thời hạn.
Thông tư 14 là văn bản sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Để hỗ trợ tốt hơn doanh nghiệp người dân trước ảnh hưởng của dịch bệnh thời điểm đó, một trong những điểm đáng quan tâm trong Thông tư 14 là việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/6/2022 (kéo dài thêm 6 tháng so với Thông tư 01 và 03). Ngoài quy định về thời hạn cơ cấu nợ, Thông tư 14 cũng quy định thời hạn miễn, giảm lãi, phí cũng chỉ kéo dài đến ngày 30/6/2022.
-
Siết tín dụng bất động sản ảnh hưởng đến lợi nhuận ngành xi măng
Chủ trương siết tín dụng bất động sản đã ảnh hưởng gián tiếp đến các doanh nghiệp ngành xi măng. Áp lực kép đang bủa vây ngành này.
-
Một doanh nghiệp muốn làm dự án khu đô thị hơn 3.000 tỷ đồng tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án xây dựng Khu đô thị mới Mê Linh tại xã Mê Linh và xã Văn Khê, huyện Mê Linh.
-
Diễn biến mới về 2 cây cầu hơn 36.000 tỉ bắc qua sông Hồng sắp được Hà Nội đầu tư
Lãnh đạo TP. Hà Nội đã thống nhất chủ trương đầu tư với 3 dự án cầu bắc qua sông Hồng gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi. Đây đều là những hạ tầng quan trọng, có vốn đầu tư lớn. Trong đó, cầu Tứ Liên và Trần Hưng Đạo có vốn đầu tư dự ...
-
Đại biểu Quốc hội: Không có chuyện lấy đất lúa, đất nông nghiệp một cách tràn lan để làm nhà ở thương mại
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất....