Cùng với việc mở lại các đường bay quốc tế và giảm thiểu thời gian bắt buộc cách ly khi nhập cảnh, các nhà đầu tư quốc tế sẽ có thể đến Việt Nam, đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể tổ chức roadshow, tiếp xúc các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này, theo Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy làn sóng đầu tư vào Việt Nam khi việc giải ngân từ các quỹ đã hầu như bị đình trệ trong năm 2020.

Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông năm 2022, trong đó có định hướng chiến lược hoạt động năm 2022.

Theo VSCS, Chính phủ đã đặt ra các nhiệm vụ cho năm 2022, trong đó phấn đấu mức tăng trưởng GDP đạt mức 6 - 6,5%. VCSC cho rằng mục tiêu này là hoàn toàn khả thi với tình hình dịch bệnh được kiểm soát tại Việt Nam và thế giới khi tỷ lệ phủ vắc xin cao, sự hỗ trợ về mặt tài khóa và tiền tệ thông qua các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, cùng với sự hồi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động của các ngành nghề kinh tế.

Theo đó, HĐQT VCSC đề xuất kế hoạch kinh doanh năm 2022 dựa trên cơ sở VN-Index đạt 1.550 điểm vào cuối năm 2022, cụ thể doanh thu hoạt động đạt 3.240 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.900 tỷ đồng.

Trong năm 2021, VCSC ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.707 tỷ đồng, tăng 114% so với năm 2020.

VCSC cũng cho biết, trong năm 2021, bộ phận Ngân hàng Đầu tư của VCSC đã thực hiện nhiều thương vụ tư vấn mua bán và sáp nhập (M&A) lớn nhất thị trường, điển hình như: Tư vấn cho VPBank trong thương vụ bán 49% cổ phần tại FE Credit cho tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group với giá trị thương vụ gần 1,4 tỷ USD; Tư vấn cho CTCP Tập đoàn Masan trong thương vụ thoái vốn mảng thức ăn chăn nuôi và ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tập đoàn De Heus; Tư vấn cho thương vụ chuyển nhượng cổ phần của CTCP Phúc Long cho CTCP Tập đoàn Masan; Tư vấn cho CTCP Phát triển Địa ốc Sông Tiên trong thương vụ chuyển nhượng 70% cổ phần của CTCP Phát triển Địa ốc Sông Tiên (chủ đầu tư dự án Angel Island) cho Tập đoàn Hưng Thịnh.

VCSC cũng tư vấn IPO và niêm yết cổ phiếu của CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (DXS) trên sàn HoSE với tổng giá trị niêm yết vào khoảng 494 triệu USD; tư vấn cho CTCP Xây lắp điện I (“PC1”) trong thương vụ huy động vốn vay tài trợ cho 03 dự án điện gió có tổng công suất 150 MW với tổng giá trị vốn vay huy động được vào khoảng 172 triệu USD.

Dòng vốn tới từ các nhà đầu tư tổ chức và các doanh nghiệp lớn đạt mức kỷ lục trong năm 2021, với tổng giá trị các thương vụ M&A trên toàn cầu đạt hơn 5 nghìn tỷ USD theo thống kê của Reuters. VCSC kỳ vọng các nhà đầu tư sẽ vẫn giữ tâm thế lạc quan trong năm 2022. Cùng với việc mở lại các đường bay quốc tế và giảm thiểu thời gian bắt buộc cách ly khi nhập cảnh, các nhà đầu tư quốc tế sẽ có thể đến Việt Nam, đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể tổ chức roadshow, tiếp xúc các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này, theo VCSC, sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy làn sóng đầu tư vào Việt Nam khi việc giải ngân từ các quỹ đã hầu như bị đình trệ trong năm 2020.

VCSC cũng tiết lộ, các hợp đồng mà công ty chứng khoán này đang thực hiện có giá trị giao dịch lớn ước tính khoảng 40.000 tỷ đồng trong năm 2022 ở các lĩnh vực bất động sản, hàng tiêu dùng, hàng không, khu công nghiệp,…

VCSC cũng lưu ý, các chỉ tiêu kế hoạch tài chính cụ thể trong năm 2022 được công ty xây dựng trên cơ sở VN-Index sẽ dao động quanh 1.550 điểm vào cuối năm 2022

Anh Mai
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.