Chung cư Hà Nội đã "cắt sốt".
Sáng 15.5, một môi giới bất động sản gọi điện cho chị Lan Anh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết có người muốn mua căn hộ 55m2 của chị với giá hiện tại 2,9 tỷ đồng. Đây là mức giá trước Tết mà chị được môi giới ngỏ ý mua. Tuy nhiên, cũng căn hộ này, cách đây một tháng, môi giới hỏi mua với giá 3,2 tỷ đồng.
Khảo sát tại nhiều group trao đổi mua bán chung cư cũng ghi nhận, mức giá chung cư đã giảm từ 300 – 400 triệu đồng/căn.
Anh Trần Văn Ninh (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, anh cũng vừa được môi giới thông báo, chủ căn hộ tại một dự án mà trước đó anh muốn mua chấp nhận giảm 300 triệu, bao phí sang tên. Mặc dù trước đó, người này nhất mực không giảm giá thiện chí vì cho rằng giá căn hộ còn lên nữa. Tuy nhiên, chứng kiến sự tăng giá phi mã của chung cư vừa qua, anh Ninh quyết định hoãn kế hoạch mua nhà, chờ giá bình ổn hơn sau thời điểm tăng nóng.
Có thể nói, “cơn sốt” chung cư vừa qua đã khuấy động toàn thị trường sau một thời gian dài trầm lắng. Tuy nhiên, ghi nhận từ Bộ Xây dựng, một số chung cư có giá tăng đột biến rất ít giao dịch và gần như không phát sinh giao dịch, một số nơi có tình trạng bị đẩy giá ảo. Nguyên nhân không chỉ do thiếu nguồn cung mà cơ cấu sản phẩm bất động sản còn chưa hợp lý. Chung cư cao cấp chiếm tỷ lệ cao trong khi đó nhà ở bình dân, nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp còn ít.
Tại "Talkshow: Hạ nhiệt “sốt” giá chung cư" mới đây, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, khác với đất nền, chung cư tăng giá đều đặn chứ không phải “sốt” nóng cục bộ do ảnh hưởng bởi quy hoạch. Việc thổi giá chung cư thời gian vừa qua, cần bình tĩnh phân tích từng nguyên nhân để có giải pháp.
Theo ông Ánh, trước hết, các cơ quan chức năng cần phân tích, đánh giá cụ thể diễn biến thị trường giá chung cư ở Hà Nội, thậm chí ở TP. HCM, Đà Nẵng, Cần thơ… từ đó có biện pháp xử lý cho phù hợp.
Theo ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bất động sản EZ, sự tăng giá vừa rồi của chung cư như cơn giông mùa hè, tăng giá nhanh và đi nhanh. Hiện nay, phân khúc này đã đi vào ổn định. Người mua đã có tâm lý chuyển sang nghe ngóng, chờ đợi.
Mặc dù giá chung cư đã không còn tăng nóng và có dấu hiệu chững lại, tuy nhiên, kỳ vọng giảm giá nhiều là rất khó.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cho rằng, giá bán sẽ không điều chỉnh giảm quá nhiều, đặc biệt phân khúc bình dân, trung cấp sẽ duy trì đà tăng. Chỉ có giá mua đi, bán lại của các dự án cao cấp, hạng sang có thể ghi nhận mức giảm nhẹ. Sau đó, khi nguồn cung nhà ở xã hội bật tăng, mặt bằng giá căn hộ sẽ xuống mức phù hợp hơn với người dân có nhu cầu ở thực.
-
“Vén màn” câu chuyện giá chung cư Hà Nội tăng đột biến
Cung thiếu, cầu dư, tăng giá là điều tất yếu. Nhưng tăng đột biến, nhanh và liên tục trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn là câu chuyện mà rất nhiều nhà đầu tư đang quan tâm. Liệu việc tăng giá này có ảo và sẽ kéo dài trong bao lâu?
-
TP.HCM vẫn đối mặt với “cơn khát” chung cư vào năm sau
Theo số liệu từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, cơn khát nguồn cung nhà ở TP.HCM nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2025 khi nguồn cung ra thị trường chưa thực sự mạnh mẽ.
-
Làn sóng FDI dự báo bùng nổ trở lại vào năm 2025
Thực tế thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam 2024 đang có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên trong bối cảnh chính trị mới, giới chuyên gia đầu ngành dự báo, làn sóng đầu tư sẽ bùng nổ trở lại trong năm 2025, khi các doanh nghiệp FDI đã và đang mở ...
-
Thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận đang diễn biến ra sao?
Công ty Cổ phần DKRA Group (DKRA Group) vừa công bố báo cáo thị trường bất động sản nhà ở Đà Nẵng và vùng phụ cận tháng 8/2024.