Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn (mã chứng khoán BTS) mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
Cụ thể, Xi măng Bút Sơn ghi nhận doanh thu thuần giảm hơn 13% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn gần 690 tỷ đồng do sản lượng tiêu thụ xi măng trong quý giảm. Giá vốn hàng bán giảm 6% còn 650 tỷ đồng dẫn đến lợi nhuận gộp giảm mạnh 62%, xuống còn 40 tỷ đồng.
Trong kỳ, chi phí tài chính tăng mạnh 88% lên hơn 24 tỷ đồng chủ yếu là chi phí lãi vay. Kết quả, Xi măng Bút Sơn báo lỗ ròng hơn 17 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước vẫn lãi hơn 29 tỷ đồng. Đây cũng là quý thua lỗ thứ 3 liên tiếp của doanh nghiệp này, kể từ quý 4/2022.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Xi măng Bút Sơn đạt hơn 1.342 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 12% so cùng kỳ và lỗ ròng hơn 32 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 47 tỷ đồng.
Xi măng Bút Sơn lỗ ròng hơn 17 tỷ đồng trong quý 2/2023, ghi nhận quý kinh doanh thua lỗ thứ 3 liên tiếp
Giải trình về kết quả kinh doanh trên, lãnh đạo Xi măng Bút Sơn cho biết, 6 tháng đầu năm 2023 được đánh giá là giai đoạn khó khăn nhất với ngành xi măng từ trước đến nay. Nhu cầu xi măng thấp, suy thoái kinh tế, bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm...
Ngoài ra, nguồn cung xi măng trong nước tiếp tục vượt xa cầu dẫn đến cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các thị trường xuất khẩu xi măng, clinker chính gặp nhiều khó khăn.
“Sản lượng tiêu thụ xi măng quý 2/2023 của Công ty giảm hơn 101.000 tấn so với cùng kỳ khiến doanh thu sụt giảm là nguyên nhân chính dẫn đến lỗ trong quý vừa qua”, Xi măng Bút Sơn cho biết.
Tại thời điểm ngày 30/6, tổng tài sản Xi măng Bút Sơn đạt hơn 3.600 tỷ đồng, tăng 9%. Trong đó, doanh nghiệp này chỉ còn nắm giữ 47 tỷ đồng tiền mặt, giảm tới 66% so với đầu năm. Hàng tồn kho gần 683 tỷ đồng, tăng 9%. Đáng chú ý, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng đột biến 291%, lên 394 tỷ đồng.
Bên phía nguồn vốn, nợ phải trả của Xi măng Bút Sơn hơn 2.269 tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm. Tổng giá trị nợ vay là hơn 1.100 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn.
-
Khó khăn chưa từng có trong lịch sử, nhiều nhà máy xi măng phải dừng lò
Tiêu thụ xi măng chậm trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu, trong khi chi phí sản xuất tăng cao buộc nhiều nhà máy phải tạm dừng lò hoặc cắt giảm sản lượng.
-
Lợi nhuận giảm hơn 40%, "ông lớn" xi măng nêu lý do
Thị trường bất động sản trầm lắng cộng với việc giải ngân vốn đầu tư công còn chậm khiến nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước giảm sút, hoạt động sản xuất kinh doanh của Vicem vì thế cũng bị ảnh hưởng đáng kể.








-
Vay nợ hơn 10.600 tỷ đồng, Xi măng Xuân Thành đang kinh doanh ra sao?
Tính đến cuối năm 2024, nợ phải trả của Xi măng Xuân Thành gần 14.000 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngân hàng là hơn 10.600 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp xi măng hơn 30 năm tuổi tại Đà Nẵng lên kế hoạch… lỗ hàng chục tỷ đồng
Sau khi thua lỗ 2 năm liên tiếp, Xi măng Vicem Hải Vân lên kế hoạch cho 6 tháng đầu năm 2025 với doanh thu đạt 202 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế âm 17 tỷ đồng.
-
Bộ trưởng Xây dựng chỉ đạo nóng đối với Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam sau 2 năm liền lỗ hơn nghìn tỷ
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh yêu cầu Tổng Công ty Xi măng Việt Nam điều chỉnh ngay kế hoạch sản xuất kinh doanh, đặt mục tiêu có lãi trong năm 2025 sau 2 năm liên tiếp thua lỗ nghìn tỷ.