Theo thông tin từ Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), tổng doanh thu giai đoạn từ năm 2020 đến hết nửa đầu năm 2023 của doanh nghiệp ước đạt hơn 101.000 tỷ đồng, đạt 46% kế hoạch và tăng hơn 17% so với cùng kỳ.
Được biết, nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trong giai đoạn vừa qua đều thấp, cùng với đó giá bán xi măng, clinker khó điều chỉnh tăng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tổng công ty Xi măng Việt Nam
Giá bán không tăng cộng với khó khăn trong việc tiêu thụ khiến lợi nhuận của Vicem trong giai đoạn này chỉ ở mức gần 3.800 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ, qua đó không đạt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra tại nhiệm kỳ 2020-2025.
Theo lý giải từ lãnh đạo Vicem, thời gian qua, doanh nghiệp đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Trong đó, giá cả nguyên vật liệu đầu vào sản xuất xi măng như xăng dầu, than… đều tăng cao. Về sản lượng bán ra, thị trường xi măng trong nước tiếp tục cạnh tranh khốc liệt do cung vượt cầu, chi phí vận chuyển lại tăng cao làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Một khó khăn khác cũng được lãnh đạo Vicem nhắc đến, đó là thị trường bất động sản trầm lắng cộng với việc giải ngân vốn đầu tư công còn chậm đã ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước.
Bên cạnh đó, việc lãi suất tăng cao, nguồn tín dụng thắt chặt, xuất khẩu khó khăn gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp xi măng nói chung.
Năm 2023, Vicem đặt mục tiêu tiêu thụ được trên 29 triệu tấn, tăng khoảng 6% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế khoảng 800 tỷ đồng, giảm 47,8% so với thực hiện năm ngoái.
Hiện tại, lãnh đạo Vicem cho rằng doanh nghiệp này đang đứng trước khó khăn nhất trong 120 năm hoạt động khi sản lượng tiêu thụ, xuất khẩu suy giảm, chi phí đầu vào tăng cao, nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng hoặc dừng lò…
Xác định nửa cuối năm 2023, tình hình thị trường xi măng trong và ngoài nước còn nhiều biến động, lãnh đạo doanh nghiệp đã đề ra hàng loạt giải pháp để duy trì hoạt động, đảm bảo đời sống và thu nhập cho người lao động.
Thời gian tới, Vicem sẽ chú trọng công tác duy tu, bảo trì sản xuất ổn định; thực hiện tiết giảm chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, tiêu hao nguyên nhiên vật liệu để nâng cao sản xuất kinh doanh. Đồng thời, bám sát tình hình thực tế, phối hợp chặt chẽ giữa khối sản xuất và tiêu thụ để rà soát, xây dựng các kịch bản và linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp.
Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thành viên bám sát diễn biến thị trường tiêu thụ, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào để có các giải pháp xây dựng giá bán và chính sách bán hàng linh hoạt theo từng chủng loại, địa bàn, thị trường. Thực hiện nghiêm kỷ cương trong phối hợp thị trường về địa bàn, giá bán để tăng sức mạnh cạnh tranh và tận dụng lợi thế, quy mô của các đơn vị thành viên.
Cùng với đó, đa dạng sản phẩm xi măng xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của khách hàng, của các thị trường; nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới, đáp ứng yêu cầu chất lượng của các thị trường khó tính.
-
Hé lộ kết quả kinh doanh quý 2/2023 của công ty xi măng lớn nhất miền Nam
Sau quý đầu năm 2023 thua lỗ kỷ lục, Xi măng Hà Tiên đã có lãi trở lại trong quý 2, song kết quả này vẫn giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
-
Chuyện chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra tại công ty xi măng lớn nhất Việt Nam
Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đang đứng trước khó khăn nhất trong 120 năm hoạt động khi sản lượng tiêu thụ, xuất khẩu xi măng và clinker suy giảm, chi phí đầu vào tăng cao, nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng hoặc dừng lò…
-
Âm vốn chủ sở hữu 7.700 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn, kiểm toán cũng "cạn lời" với doanh nghiệp này
Phía kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính bán niên 2024 của Công ty CP Xi măng Công Thanh vì lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu và công ty chậm trả những khoản vay và trái phiếu đến hạn....
-
Nợ thuế tiền tỷ, nhà sản xuất xi măng 47 năm tuổi tại Tuyên Quang bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
Công ty CP Xi măng Tuyên Quang vừa bị cơ quan thuế tỉnh Tuyên Quang ra quyết định cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn, do nợ thuế hơn 8,3 tỷ đồng.
-
“Khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn nhưng QUÊN KHÔNG CÔNG BỐ, một doanh nghiệp xi măng bị phạt nặng
Dù hoàn tất đăng ký công ty đại chúng ngày 13/11/2009, nhưng đến nay Công ty CP Xi măng Công Thanh chưa đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán.