Bộ Xây dựng cho biết, sản lượng tiêu thụ các mặt hàng vật liệu xây dựng nửa đầu năm nay giảm mạnh, nguyên nhân là do thị trường bất động sản trầm lắng, đóng băng từ cuối năm 2022 đến nay.
Theo số liệu của Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), sản xuất, tiêu thụ xi măng giảm so với năm 2021; 5 tháng đầu năm 2023, sản xuất, tiêu thụ xi măng cũng chưa có nhiều khởi sắc. Trong khi đó, ngành xi măng đang phải đối mặt với khó khăn: giá nhiên liệu (than, điện…), vận tải tăng nhưng nhu cầu thị trường giảm mạnh, đầu ra bị tắc nghẽn khiến tồn đọng sản phẩm, vốn tăng… gây thêm nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhiều nhà máy xi măng phải dừng lò vì nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, tiêu thụ xi măng, clinker nội địa và xuất khẩu năm 2022 đạt 100 triệu tấn, giảm 8,4 triệu tấn so với năm 2021. Và trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình tiêu thụ xi măng, clinker cũng chưa có nhiều khởi sắc, trong khi chi phí sản xuất đầu vào ngành xi măng lại tăng theo giá năng lượng.
Cụ thể, sản lượng xi măng ước đạt 46 triệu tấn, giảm 5%; tiêu thụ đạt 45 triệu tấn, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó tiêu thụ nội địa đạt khoảng 29 triệu tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022. Kênh xuất khẩu cũng không khả dĩ hơn. Tình hình tiêu thụ khó khăn tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Bangladesh, Philippines… khiến sản lượng xuất khẩu xi măng của Việt Nam sụt giảm kỷ lục. Qua 6 tháng, các doanh nghiệp xi măng mới xuất bán được 15 triệu tấn, giảm 15% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu ước đạt gần 700 triệu USD.
Hiện tại, ngành xi măng đang phải đối mặt với khó khăn: giá nhiên liệu (than, điện…), vận tải tăng nhưng nhu cầu thị trường giảm mạnh, đầu ra bị tắc nghẽn khiến tồn đọng sản phẩm, vốn tăng… gây thêm nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
VNCA cho biết, công suất dư thừa lớn, trong khi thị trường xuất khẩu lẫn tiêu thụ nội địa đều giảm sức mua, các doanh nghiệp trong ngành xi măng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều nhà máy phải tạm dừng lò hoặc cắt giảm sản lượng.
Riêng với Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), đơn vị này đang đứng trước khó khăn nhất trong 120 năm hoạt động khi sản lượng tiêu thụ, xuất khẩu xi măng và clinker suy giảm, chi phí đầu vào tăng cao, nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng hoặc dừng lò.
Lãnh đạo Vicem cho biết, hiện công suất thiết kế của các nhà máy xi măng ở Việt Nam lên đến 120 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu xi măng chỉ khoảng 65 triệu tấn, dư thừa gần một nửa. Hiện tồn kho clinker rất lớn, phải đổ ra các bãi ngoài trời, không chỉ làm tăng chi phí sản xuất mà còn làm ô nhiễm môi trường.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do lĩnh vực bất động sản đóng băng, cả nước không có dự án lớn nào khởi công hay xây dựng; Trung Quốc không nhập khẩu xi măng của Việt Nam. Trong khí đó, giá điện, than, vật tư, nguyên liệu đầu vào để sản xuất xi măng đều tăng đáng kể làm cho Vicem như đứng ngồi trên đống lửa.
Để gỡ khó cho ngành xi măng, VNCA kiến nghị Chính phủ hỗ trợ xuất khẩu xi măng để điều tiết nguồn cung dư thừa; đồng thời thực hiện giảm hoặc tạm hoãn tăng thuế xuất khẩu clinker từ 5% lên 10%. Bên cạnh đó, cần tăng cường xây dựng nhà ở (nhất là nhà ở xã hội), khu đô thị, đường giao thông…, nhất là đường giao thông ở khu vực các tỉnh phía nam để vừa tạo đầu ra cho sản phẩm, vừa có hạ tầng thuận lợi.
-
Chuyện chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra tại công ty xi măng lớn nhất Việt Nam
Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đang đứng trước khó khăn nhất trong 120 năm hoạt động khi sản lượng tiêu thụ, xuất khẩu xi măng và clinker suy giảm, chi phí đầu vào tăng cao, nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng hoặc dừng lò…
-
Triển vọng ngành xi măng cuối năm 2024: Tín hiệu phục hồi nhờ hưởng lợi từ loạt dự án trọng điểm phía Nam
Ngành xi măng đang cho thấy dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài đối mặt với nhiều khó khăn. Động lực tăng trưởng đến từ sự cải thiện trong nhu cầu nội địa và các biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng dư cung và ...
-
Khoản đầu tư hơn 3.000 tỷ của công ty xi măng lớn nhất Việt Nam nguy cơ mất vốn
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, khoản đầu tư của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam vào một số công ty tiềm ẩn rủi ro mất vốn, khi phải trích lập dự phòng hơn 3.000 tỷ đồng.
-
Kinh doanh thua lỗ, Xi măng Bỉm Sơn nêu biện pháp khắc phục cổ phiếu bị cảnh cáo
Với việc thua lỗ thêm 25 tỷ đồng trong quý 3/2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Xi măng Bỉm Sơn tính đến ngày 30/9 là âm 245 tỷ đồng.